Với sự tham gia của Bằng Kiều, Tùng Dương, Quang Dũng, Noo Phước Thịnh… đêm “Son” của thương hiệu Menard tối 13/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội đã đem đến đại tiệc âm nhạc đỉnh cao cho 4000 phụ nữ.

Bốn danh ca, bốn mùa, bốn nghìn khán giả

Là đêm nhạc được đầu tư hoành tráng, “Son” còn độc đáo bởi concept âm nhạc “bốn mùa” đặc biệt chỉ dành cho 4.000 phụ nữ.

Chiều phụ nữ chưa bao giờ là dễ, huống chi chiều 4.000 phụ nữ trong một đêm. Đó quả là thách thức lớn với nhà tổ chức đại nhạc hội “Son.” Để giải bài toán âm nhạc, “Son” mời bốn nam danh ca hàng đầu là Bằng Kiều, Tùng Dương, Quang Dũng, Noo Phước Thịnh.

Sự đặt để lớp lang và duyên dáng khiến “Son” trở thành chỉ dấu dẫn dắt khán giả thăng hoa khi lần lượt trải nghiệm các cung bậc cảm xúc, từ vui tươi, êm ái đến khắc khoải và bừng sáng.

Noo Phước thịnh với màu sắc âm nhạc tươi trẻ, hiện đại được chọn khai màn mở ra chương mùa Hè sống động. Giọng hát trầm ấm, điềm tĩnh của Quang Dũng mang đến mùa Thu dịu dàng. Tùng Dương với giọng hát khắc khoải sưởi ấm những cô đơn mùa Đông lạnh giá và Bằng Kiều giọng hát thơ thới gọi mùa Xuân ngập tràn hương sắc.

Đúng như lời hứa của đạo diễn âm nhạc Dương Cầm, "Son" dần hé mở và biến ảo, đậm đặc bởi những màn kết hợp độc đáo lần đầu tiên như Hoàng Rob và Noo Phước Thịnh, hay Noo và Quang Dũng sâu lắng trong màn kết hợp "Tuyết rơi mùa Hè"; Tùng Dương và Quang Dũng song ca bài "Mùa Thu cho em" hay Tùng Dương và Bằng Kiều "đọ giọng" nhạc phẩm "Mẹ" của Trần Tiến...

Với sự biến báo trong giọng hát và phong cách, Tùng Dương luôn là tâm điểm khó đoán. Nếu trong các sân khấu thể nghiệm, mọi người vẫn quen một Tùng Dương gai góc, dị thường thì với“Son” Tùng Dương bỗng đầy lắng sâu, chắt chiu trong mùa Đông lạnh buốt. Sự “biến hình” bất ngờ này khiến chương mùa Đông thực sự sưởi ấm tất cả trái tim mong manh, yếu mềm của tất cả phụ nữ có mặt trong đêm.

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Các nghệ sĩ “cháy” hết mình để cống hiến cho khán giả một đêm “Son” khó quên

Bằng sự đầu tư “khủng” cho biên chế dàn nhạc, và các bản phối mới bay bổng của Dương Cầm, “Son” trở thành không gian âm nhạc chất lượng cao mang đến sự thăng hoa của các nghệ sỹ. Bằng âm nhạc, “Son” đã tô điểm cho tất cả khán giả nữ suốt gần ba tiếng đồng hồ luôn thấy mình tỏa sáng nhất, rực rỡ nhất, là tâm điểm được yêu nhất, nâng niu nhất.

Giọng đàn khai màn cùng hiệu ứng thị giác đương đại

Dưới sự cầm trịch của Dương Cầm tất cả nghệ sỹ chấp nhận thử thách lần nữa qua bản phối mới, những kết hợp lần đầu tiên. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến hiệu ứng không gian sân khấu đương đại của đạo diễn Long Kan khiến đại nhạc hội “Son” hội tụ cả thanh lẫn sắc.

Ngoài bốn danh ca, “Son” còn có hai nhân tố như lạ như quen là sự xuất hiện của “giọng đàn” Hoàng Rob mang đến phong vị “hừng đông” bổ sung vào chương mùa Hè và diva Hồng Nhung ở tư cách là người dẫn chuyện, kết nối và dẫn dắt các mùa, các tiết mục vừa là khách mời nữ duy nhất hát chung với Quang Dũng và Bằng Kiều mang lại không khí thi vị cho "Son."

Việc mời nghệ sỹ violin Hoàng Rob là ý tưởng táo bạo của Dương Cầm muốn “phá” đi những thói quen đặt để và thưởng thức của khán giả. Bình thường công chúng vẫn hay nghe những bản độc tấu violin. Sự góp mặt của Hoàng Rob trong đêm “Son” sẽ là một giọng đàn tương đương như giọng- hát. Sự thay đổi này sẽ là một cách tân thú vị, đem lại cho người nghe những trải nghiệm mới. Ví dụ, đến câu hát đó thay vì ca sỹ hát thì sẽ là giọng đàn của Hoàng Rob ngân lên.

Mang đến âm thanh của ngày mới, tiết mục khai màn của Hoàng Rob ngay lập lúc truyền cảm hứng và sự phấn khích cho người xem bởi dàn dựng đương đại, công phu đầy chất nghệ thuật. Hình ảnh truyền thống của phụ nữ Việt Nam như nón lá, áo dài được sử dụng và đan cài khéo léo cùng những họa tiết hoa anh đào tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, lá ginkgo (bạch quả) - biểu tượng của sự vững vàng bền bỉ và vẻ đẹp trường tồn, cũng đồng điệu với triết lý phục vụ, gìn giữ vẻ đẹp mãi tươi trẻ cho phụ nữ.

{keywords}
Hiệu ứng sân khấu ấn tượng đã mang những khoảnh khắc thăng hoa cho cả nghệ sĩ và khán giả

Việc cộng hưởng được cả hai yếu tố diện mạo sân khấu và âm nhạc đã cân bằng được cả yếu tố giải trí và học thuật, từ đó khẳng định chất lượng nghệ thuật đỉnh cao của “Son” khiến khán giả có một đêm mãn nhãn và mãn nhĩ đến tận phút cuối cùng.

{keywords}
Sự đa chiều của ý nghĩa và không gian đêm nhạc đã chạm đến cảm xúc của khán giả nữ ở mọi lứa tuổi trong khán phòng của “Son”

Đọng lại ở "Son" là hình ảnh người phụ nữ được khắc họa và tôn vinh vừa ở góc độ người mẹ, người vợ, người tình, người đồng hành, tri kỷ, rung động đầu đời … Bốn mùa và sự đa chiều, lớp lang, ẩn dụ của không gian đã chạm đến cảm xúc của mọi khán giả từ 18 đến 68 tuổi trong khán phòng ngày hôm ấy, để ai cũng nhìn thấy mình trong đó. 

Doãn Phong