Hình tượng phụ nữ khỏa thân luôn là vẻ đẹp khiến thiên hạ từ trước đến nay mê mẩn, thậm chí là nguồn cơn cảm hứng và khuấy động nhiều nỗi giận dữ khác.

1. Danh họa Titan - Bức họa Venus of Urbino (1536-38)

{keywords}

Tác phẩm Vệ nữ Urbino (The Venus of Urbino) của Tiziano - sưu tập của dòng họ Medici, nay được lưu giữ tại Galleria Degli Uffizi (TP Florence, Italy) từ năm 1736.

Được vẽ năm 1538, Vệ nữ Urbino của Tiziano được xem là một trong những bức tranh xuất sắc của nghệ thuật Phục hưng Italy, khắc họa rõ tính chất đời thực trong hội họa thế kỷ XVI.

Nàng Vệ nữ - nhân vật bước ra từ thần thoại Hy Lạp - biểu tượng cho sắc đẹp, tình yêu và sự trù phú, đang nằm ở tư thế ngả người duỗi theo chiều dài của bức tranh, phô diễn mọi vẻ đẹp thanh tân của các nàng. Sự quyến rũ của nàng Vệ nữ ở còn được nhắc đến nhiều hơn bởi bàn tay che đi một phần cơ thể. Nó vừa như khơi gợi đến nhục dục, dư vị của tình yêu, cội nguồn cho mọi sự hờn ghen, vừa như bị chặn lại trong cái vẻ thánh thiện của biểu tượng thánh thần ở một ranh giới hết sức mong manh của xúc cảm. 

2. Nhiếp ảnh gia Juergen Teller - Ảnh Vivienne Westwood (2013)

{keywords}

Vivienne Westwood No 3.

Nhiếp ảnh gia Juergen Teller nổi tiếng với phong cách ảnh thừa sáng và không chỉnh sửa ảnh. Hầu hết các tác phẩm của anh đều đầy màu sắc, điển hình là các chiến dịch quảng cáo sản phẩm của Marc Jacobs. 

Trong bộ ảnh quảng cáo xuân/hè 2009 của thương hiệu thời trang Anh quốc Vivienne Westwood, nhà thiết kế Vivienne Westwood nổi tiếng với phong cách thời trang ấn tượng lạ mắt, xuất hiện khỏa thân trong một bức hình do Juergen Teller chụp có tên Vivienne Westwood No 3. 

Ranh giới giữa những thông lệ của nhiếp ảnh, thời trang, nghệ thuật khỏa thân bị Vivienne Westwood, trong độ tuổi 70, xóa nhòa theo từng suy nghĩ khác nhau của người xem ảnh, theo tờ Guardian. 

3. Danh họa François Boucher – Bức họa Louise O'Murphy (1752)

{keywords}

Louise O'Murphy

Trong bức họa Louise O'Murphy, tình nhân của vua Pháp đang khoe trọn khuôn người phía sau cô. Đặt trong bối cảnh thời kỳ Khai sáng ở châu Âu, bức họa không đơn thuần là một bức tranh khỏa thân, mà nhân vật chính khêu gợi một cách có chủ đích. 

Nghệ thuật khỏa thân truyền thống Hy Lạp đôi khi bị nhầm lẫn với việc theo đuổi vẻ đẹp cổ điển; Nhưng trên thực tế, danh họa Boucher và mẫu vẽ của ông đã khẳng định, thứ nghệ thuật đó phải luôn luôn và luôn luôn gợi nhắc về dục tính.

4. Danh họa Ingres - Bức họa La Grande Odalisque (1814)

{keywords}

La Grande Odalisque

Tranh sơn dầu La Grande Odalisque của họa sĩ Jean Auguste Dominique Ingres, vẽ năm 1814, được đánh giá là "bức họa sống động hơn cả ảnh chụp". Bức tranh vẽ một vị cung phi với những chi tiết thon dài có chủ ý của họa sĩ. Nhiều người đương thời cho rằng họa sĩ Ingres đã miêu tả một nàng cung phi có hình thể thiếu tính hiện thực trong giải phẫu. Bức tranh đã gặp phải nhiều chỉ trích trong lần ra mắt đầu tiên.

Họa sĩ Ingres được xem là họa sĩ bậc thầy về chân dung, về cảnh phụ nữ tắm và về các thị tì Thổ Nhĩ Kỳ. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là La grande baigneuse và La grande odalisque.

5. Nhóm "Guerrilla Girls" - Tác phẩm "Do woman have to be naked to get into the Met Museum" (1989)

{keywords}

Nữ giới phải khỏa thân thì mới được vào bảo tàng?

Không đơn thuần nói đến tính nữ trong nghệ thuật, nhóm nữ du kích Guerrilla Girls còn nhấn mạnh đến tính nữ quyền trong nghệ thuật bởi theo họ, một số đặc tính nào đó, như dịu dàng, mềm mại, hay tinh tế, tức những đặc tính thường được quy cho nữ giới, là điều gì không có thực. Họ từng viết cuốn "sách hướng dẫn gối đầu giường về lịch sử nghệ thuật phương Tây của các nữ du kích” (The guerrilla girls’ bedside companion to the History of Western Art) , yêu cầu phải đưa thêm các nghệ sĩ nữ vào lịch sử nghệ thuật.

Riêng với bức Nữ giới phải khỏa thân thì mới được vào bảo tàng? (Do woman have to be naked to get into the Met Museum?), nhóm nữ nghệ sĩ đặt một cái đầu tinh tinh lên cô gái trong tranh của họa sĩ Ingres. Tác phẩm nhắc đến một thực tế rằng, số lượng nữ nghệ sĩ nổi tiếng trong nghệ thuật chỉ có 5%, trong khi đó, số mẫu khỏa thân cao đến 85%. Phải chăng khỏa thân là công cụ ép buộc? Ngày nay, nhìn tranh khỏa thân, người ta khó thể lờ đi câu hỏi này.

6. Danh họa Pablo Picasso - Bức tranh "Nude, Green Leaves and Bust" (1932) 

{keywords}

Nude, Green Leaves and Bust

Bức tranh Nude, Green Leaves and Bust được danh họa Picasso hoàn thành vào năm 1932. Vào tháng 5/2010, tại nhà đấu giá Christie’s New York, một tỷ phú giấu tên đã chi 106.5 triệu USD mua bức họa. Bức tranh trở thành tác phẩm đắt giá thứ 2 từng được mua lại của vị họa sĩ Tây Ban Nha này.

Bức tranh hiển hiện tình yêu của Picasso dành cho tình nhân của ông thông qua việc danh họa đặt mọi yếu tố cảm xúc về tình dục vào từng phần của bức tranh. Nếu nói Picasso đánh đồng nghệ thuật khỏa thân với tính sở hữu, điều đó cũng là hoàn toàn đúng và trung thực.

7. Danh họa Sandro Botticelli - Bức tranh "The Birth of Venus"

{keywords}

The Birth of Venus

Sandro Botticelli là một họa sĩ thiên tài người Italy vào thời kỳ tiền Phục Hưng. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Vệ Nữ được sinh ra từ bọt biển, và sự ra đời của thần Vệ Nữ trở thành một đề tài lớn trong hội họa, trong đó có những bức tranh rất nổi tiếng của Cabanel, Bouguereau hay Amaury Duval. Tuy vậy, bức tranh của Botticelli vẫn được công nhận rộng rãi là tác phẩm hoàn hảo và kinh điển nhất. 

Trong tranh, thần Vệ Nữ được miêu tả có mái tóc mây vàng rực rỡ, làn da trắng muốt, gương mặt thánh thiện và làn môi mọng.

Người mẫu của bức họa được cho là Simonetta Cataneo Vespucco - người được Giuliano di Piero de Medici, cháu trai của dòng họ Medici danh giá ở Florence - đem lòng yêu say đắm. Thế nhưng, danh họa Sandro Botticelli cũng không tránh khỏi rung động trước vẻ đẹp kiều diễm của nàng Simonetta. Mối tình tay ba giữa người nghệ sĩ tài hoa và nhà quý tộc với một thiếu nữ có sắc đẹp khuynh thành đã được dân chúng thêu dệt bao điều ly kỳ và chính vì thế mà những bức họa Sandro Botticelli vẽ Simonetta càng trở nên nổi tiếng.

8. Danh họa Diego Velázquez - Bức tranh The Rokeby Venus (1647-51)

{keywords}

The Rokeby Venus

Năm 1914, Mary Richardson, một trong những phụ nữ đòi quyền bầu cử đầu tiên đã cào xước sáng tạo của họa sỹ người Tây ban Nha (1647-1951) ở bảo tàng tranh Quốc gia London. Bà ta rạch nó tới bảy lần, sau này tranh được phục chế thành công bởi giám đốc nhóm chuyên phục chế của bảo tàng tranh.

Người phụ nữ này sau đó giải thích hành động của mình là để phản đối vụ bắt giữ lãnh đạo nhóm phụ nữ đòi quyền bầu cử Emmeline Pankhurst hôm trước đó.

“Tôi đã cố phá hỏng bức tranh về người đàn bà đẹp nhất trong lịch sử thần thoại để phản đối việc chính quyền phá hoại cuộc đời bà Pankhurst, người có tính cách đẹp nhất lịch sử hiện đại,” bà nói trong một lần phát biểu trên báo. Trong một cuộc phỏng vấn, bà nói lúc đó bà thấy ghét cách bức tranh miêu tả những cái nhìn thô tục hàng ngày của bọn đàn ông khi nhìn chằm chằm vào thần Vệ Nữ khỏa thân trong tranh.

Theo Gafin.vn