Nhà hát Kịch Hà Nội vừa ra mắt vở kịch "Hà Thành chính khí" - đạo diễn NSND Trung Hiếu và cũng là tác phẩm mở màn cho Sân khấu quay của Nhà hát. Đây cũng là công trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 60 năm thành lập Nhà hát Kịch Hà Nội (1959-2019) và hướng tới Kỷ niệm 1.010 năm Thăng Long Hà Nội (2020).

{keywords}
Hà Thành chính khí là lần đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của NSƯT Quang Thắng bên cạnh NSND Công Lý trên sân khấu Nhà hát Kịch Hà Nội.

“Hà Thành chính khí” lấy bối cảnh những năm 1880, khi thực dân Pháp đã chiếm được Nam Kỳ và đem quân ra miền Bắc nhăm nhe đánh chiếm thành Hà Nội. Lúc bấy giờ, trấn giữ tỉnh Hà Ninh (gồm Thành Hà Nội, tỉnh Hà Nam và tỉnh Ninh Bình) là Tổng đốc Hoàng Diệu, ông là người văn võ song toàn, học vấn uyên thâm, một vị quan thanh liêm chính trực, một lòng vì nước vì dân. Nhận thấy dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu đã bắt tay chuẩn bị chiến đấu: Đào hào, đắp thành, chuẩn bị vũ khí đạn dược…

Một cảnh nhỏ trong sân khấu xoay hiện đại nhất Việt Nam: 

 

Theo NSND Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội, “Hà Thành chính khí” là công trình nghệ thuật chào mừng 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, do đó tác phẩm không chỉ khắc họa chân dung nhân ái, chính trực của Tổng đốc Hoàng Diệu mà còn phô bày những nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất nghìn năm văn hiến, tri ân những tiền nhân đi trước của Thủ đô.

{keywords}
“Hà Thành chính khí” lấy bối cảnh những năm 1880, khi thực dân Pháp đã chiếm được Nam Kỳ và đem quân ra miền Bắc nhăm nhe đánh chiếm thành Hà Nội.

“Cụ Hoàng Diệu là người hết lòng vì dân, ngày nay chúng ta còn thấy “lệnh cấm trừ tệ” của cụ ở Ô Quan Chưởng. Quan lại sách nhiễu dân chúng là cụ cấm hết. Cụ đã trở thành một biểu tượng của Hà Nội” - NSND Trung Hiếu nói.

“Hà Thành chính khí” cũng là tác phẩm đầu tiên khai thác sân khấu quay của Nhà hát Kịch Hà Nội, và đã đem lại hiệu quả bất ngờ cho khán giả. Với sự chuyển động tinh tế, hợp lý của sân khấu đã đưa đến cho khán giả những bối cảnh được thay đổi liên tục, vừa đẹp mắt vừa tạo hiệu ứng bất ngờ.

Theo NSND Trung Hiếu, việc Nhà hát lựa chọn “Hà Thành chính khí” để mở màn sân khấu quay hiện đại bậc nhất hiện nay nhằm khéo khán giả trẻ đến với những vở diễn lịch sử. Và NSND Trung Hiếu đã đưa hơi thở mới vào vở kịch lịch sử, đan xen ca trù lẫn những điệu múa đương đại,...

{keywords}
Vở diễn rất bi tráng, đẹp, hoành tráng, rất xứng đáng với kỷ niệm 60 năm của Nhà hát Kịch Hà Nội.

NSND Hoàng Dũng, Nguyên giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội chia sẻ, ông đã từng xem nhiều bản diễn nhưng “Hà Thành chính khí” do NSND Trung Hiếu dàn dựng là bản diễn tốt nhất cho tới thời điểm này. "Bản thân tôi khi còn đương chức, trong rất nhiều lần kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô tôi rất muốn tìm một kịch bản về cụ Hoàng Diệu nhưng không có, rất nhạt. Đây là vở diễn rất bi tráng, đẹp, hoành tráng, rất xứng đáng với kỷ niệm 60 năm của Nhà hát Kịch Hà Nội", NSND Hoàng Dũng chia sẻ.

NSND Hoàng Dũng cũng tiết lộ, khi nhận vai này, nghệ sĩ Tiến Lộc ( đóng cụ Hoàng Diệu) có tới gặp anh và muốn anh tư vấn về đài từ. "Nói thật, trước khi xem vở này, tôi không tin anh Lộc lắm. Tôi từng khuyên NSND Trung Hiếu phải đóng, nhưng cuối cùng khi xem bản diễn này, tôi rất hài lòng và chúc mừng Tiến Lộc", NSND Hoàng Dũng chia sẻ.

Tuy nhiên, Nguyên giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cũng có vài góp ý nho nhỏ về trang phục và hoá trang của diễn viên cần kỹ hơn nữa để vở diễn hoàn thiện.

Trích đoạn NSƯT Quang Thắng trên sàn diễn:

 

NSND Mạnh Tưởng lại bị cuốn hút bởi vở diễn ngay từ đầu và không một phút nào ông rời mắt khỏi sân khấu, không một giây nào ông nơi đi nghĩ việc khác, mà chỉ chú ý về nội dung vở diễn.

"Bản diễn này lý giải được nhiều vấn đề về cụ Hoàng Diệu. Toàn bộ vở diễn rất hấp dẫn đầy ăm ắp tính chuyên nghiệp của một nhà hát. Từng ly từng tí các bạn chăm chút và sáng tạo, từ vai chính cho tới vai 'cố dựng'. Sân khấu sinh động từ đầu tới cuối - đây là việc rất hay vì khán giả tri thức càng xem càng thích thú, khán giả bình dân hiểu thêm về công lao của cụ", NSND Mạnh Tưởng chia sẻ.

NSND Mạnh Tưởng chỉ tiếc chưa thấy "vĩ thanh" ở trong vở diễn này. Đồng thời, ông cũng thích phần kết của vở có sự lạc quan hơn để chúng ta có thể tự hào vì có một vị anh hùng dân tộc, chứ không phải thương ông một đời cống hiến mà cuối cùng kết cục lại "bi" quá.

NSND Mạnh Tưởng cũng rất khen ngợi NSƯT Quang Thắng, dù anh vừa về Nhà hát nhưng đã không bị lệch pha với dàn diễn viên ở đây.

{keywords}
Công Lý, Quang Thắng 'ủ mưu phản chủ' trên sân khấu Kịch Hà Nội.

Theo nhạc sĩ Tiến Minh, tác giả “Hà Thành chính khí” – anh chấp bút viết tác phẩm xuất phát từ lòng ngưỡng mộ với tấm gương Tổng đốc Hoàng Diệu. “Khi tôi đọc bài thơ duy nhất còn lưu lại của Tổng đốc Hoàng Diệu, tôi thấy đây không thể là một con người đơn giản khi viết ra những vần thơ như thế. Sự tuẫn tiết của cụ không chỉ đơn gian là vì thua trong một cuộc chiến mà là tình cảm của cụ dành cho Hà Nội vốn rất lớn”, nhạc sĩ Tiến Minh cho biết.

“Hà Thành chính khí” có sự tham gia của nghệ sĩ Tiến Lộc (vai Hoàng Diệu), Mạnh Hưng (vai Phan Văn Tuyển), Thiện Tùng (Hoàng Hữu Xứng), NSƯT Quang Thắng (vai đại tá Henri Riviere)….và sẽ được đưa vào khai thác biểu diễn bắt đầu từ tháng 11/2019.

Tình Lê

Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay

Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay

Triển lãm “Tranh dân gian Đông Hồ xưa và nay” đã khai mạc chiều 31/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.