Nhà hát Cải Lương Việt Nam vừa công diễn vở Ni sư Hương Tràng - vở diễn khiến người xem rơi lệ bởi những trầm luân trong cuộc đời của Công chúa Huyền Trân.

"Ni sư Hương Tràng” do Tiến sỹ Bùi Hữu Dược viết kịch bản văn học, soạn giả Hoàng Thế Song chuyển thể thành cải lương, NSƯT Triệu Trung Kiên đạo diễn. Vở kịch khắc họa cuộc đời trầm luân của Huyền Trân công chúa thông qua việc tái hiện lại chuyện tình của Chiêm quốc Chế Mân với công chúa Huyền Trân. Là vở cải lương - loại hình nghệ thuật mà hiện tại không được coi là 'hot' nhưng khán giả đã đến kín rạp Đại Nam. Thậm chí, nhiều người phải đứng, kê ghế nhựa để được xem vở diễn.

{keywords}

Nước mắt khán giả đã rơi khi xem những cảnh Huyền Trân công chúa đã phải chịu những mưu mô phía sau hậu cung và nỗi lòng người con gái trẻ phải rời xa quê nhà vì chữ "Trung, Hiếu". Người xem đã được thấy đức hạnh và sự hy sinh lớn lao của một công chúa lá ngọc cành vàng sau này trở thành một ni sư sống mãi trong lòng dân tộc.

Với chất giọng ngọt ngào nghệ sĩ Quang Khải (Vua Trần Nhân Tông) và Như Quỳnh (Huyền Trân) khiến đoạn đối thoại giữa Vua và con gái - phải đi lấy chồng xa, đến với một thế giới khác, một đất nước khác với những con người hoàn toàn xa lạ khiến người xem nghẹn ngào. Đây dường như là một trích đoạn kinh điển của sân khấu Cải Lương mà ở đó, người diễn viên có thể khoe hết được tài năng diễn xuất của mình. Cả Như Quỳnh và Quang Khải đều đã lột tả được hết hai tâm trạng và cảm xúc cảnh chia ly.

{keywords}

Cảnh Chế Mân và Huyền Trân bên gốc cây Chăm pa cổ thụ, Huyền Trân hát cho Chế Mân nghe bài dân ca của người Đại Việt: “Con cò bay lả bay la/Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng…" là cảnh bình yên đẹp nhất trong cuộc đời Huyền Trân trên sân khấu. Không chỉ khắc họa tình yêu tuyệt đẹp giữa Chế Mân và công chúa Huyền Trân, trích đoạn cũng là minh chứng để "rửa oan" cho lịch sử từng có chi tiết Huyền Trân yêu Trần Khắc Trung- một vị tướng trong triều đình của Vua cha Trần Nhân Tông.

TS. Bùi Hữu Dược- tác giả kịch bản cho hay  trong rất nhiều vở nói về Huyền Trân Công chúa, Trần Khắc Trung luôn được xem như một tội đồ, một ông Thượng quan ngoài 50 tuổi khi đi cứu công chúa Huyền Trân từ nước Chiêm trở về nhưng mang tiếng là người "gian dâm".  Rất nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà sư cho rằng, thời Trần thịnh trị của cả văn và võ, không thể nào có một ông tướng gần 60 tuổi đi cứu một cô công chúa mới đôi mươi đang trong hoàn cảnh vừa chết chồng, vừa mất con mà lại có thể làm việc vô đạo như thế. Và tác giả Bùi Hữu Dược đã 'rửa oan' cho Huyền Trân trên sân khấu.

{keywords}

Đoạn kết của vở diễn có lẽ khiến người xem không kìm lòng được nhất. Bất cứ ai, nhất là những người làm mẹ rồi sẽ hiểu hơn ai hết cảnh nhìn con mình 'đứt ruột sinh ra' lại không dám ôm nó vào lòng, không dám gọi 'con ơi' một tiếng. Người con gặp mẹ cũng chỉ để nhìn, không dám gọi tiếng 'mẹ ơi'.  Đạo diễn Triệu Trung Kiên đã thể hiện được bản lĩnh của mình khi xử lý phân cảnh này.

Sân khấu tối giản hết mức nhưng giàu cảm xúc. Đạo diễn đã tìm tòi cách thể hiện khác lạ, chọn cách kể, cách dẫn chuyện giản dị, quen thuộc được lồng trong không gian văn hóa Champa - từ thiết kế sân khấu cho đến vũ điệu, âm nhạc. Không khán giả nào ra về cho tới khi kết thúc vở diễn - đó là thành công.

Ni sư Hương Tràng, câu chuyện về một người con gái Đại Việt đã góp phần viết nên những trang sử đẹp nhất về lòng nhân ái, đoàn kết, khoan dung. Hình ảnh của bà đi vào lịch sử như một điển hình về phụ nữ. Cuộc đời và công hạnh của bà sống mãi cùng non sông. Bà là công chúa Trần Huyền Trân con gái của Đức vua Trần Nhân Tông. Vì mối bang giao Đại Việt và Chiêm Quốc, Huyền Trân chấp nhận được gả cho Chế Mân. Được Đức vua Chế Mân sủng ái, phong làm Chánh cung Hoàng hậu mặc dù Đức vua đã có Chánh cung Hoàng hậu Salimah, Huyền Trân cũng bắt đầu bước vào một cuộc chiến tàn khốc ngấm ngầm của ngôi vị và quyền lực. Tể tướng Sulayman bắt tay với ngoại bang muốn giành ngôi của Chế Mân, xúi bẩy Hoàng hậu Salimah làm phản. Chế Mân bị giết chết, Huyền Trân phải bước lên giàn hoả thiêu của Vương triều Chiêm Quốc sau khi vừa hạ sinh hoàng tử Chế Đa Đa. 

 

T.Lê