Làm nghệ thuật là bộc lộ mình. Ngày càng có nhiều cách thức, phương tiện để nghệ sỹ thể hiện.

{keywords}
“Khoảnh khắc giao thời” của hoạ sĩ Phạm Bình Chương

Cá nhân tôi nghĩ, những người vẽ hiện thực, hay cực thực ở thời điểm này tựa như một đội quân vẫn kiên gan đánh trận bằng dao găm, gậy gộc… giữa thời người ta cạnh tranh với nhau bằng vũ khí hạt nhân. Cửa thắng bằng vũ khí như vậy là cực hẹp. Họ không phải không biết vũ khí hạt nhân, hoàn toàn không phải không hiểu được sức mạnh hủy diệt của nó, nhưng rất có thể, những người vẽ hiện thực họ có lý khi cho rằng vũ khí là rất quan trọng nhưng cách đánh mới là quyết định...

Tôi nhớ, có một bài báo trên báo điện tử đăng tranh vẽ phố Hà Nội của họa sĩ Phạm Bình Chương (trưởng Nhóm Hiện thực) có tới chục nghìn like và ý kiến bình luận. Đó là điều rất khó đối với những bài báo về mỹ thuật. Hay cách đây chừng hai năm, khi Phạm Bình Chương bán đấu giá một bức hiện thực vẽ biển để ủng hộ một người bạn không may bị tai nạn, có không ít kiến trầm trồ, thậm chí một họa sĩ cao tuổi, có nghề cũng phải thốt lên rằng "tả đến thế là cùng".

{keywords}
“Cựu chiến binh” của hoạ sĩ Phùng Quốc Trí

Cách đây chưa lâu, họa sĩ trẻ Nguyễn Văn Toán xuất bản bức tranh vẽ bà cụ già têm trầu bằng thuốc nước của anh trên một mạng xã hội về hội họa cũng đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt với cả trăm phản hồi bày tỏ sự khâm phục. Bức tranh này hiện được bày tại triển lãm lần thứ hai đang diễn ra của Nhóm Hiện Thực tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Điều đó cho thấy, sự đón nhận của công chúng đối với hội họa hiện thực là tích cực. Họ thấy được sự công phu, trình độ của người vẽ và sự gặp gỡ ở cõi thực cũng khiến cho ai cũng trực tiếp thấy ngay, không còn phải e ngại khi đến với tác phẩm hội họa như thường thấy và cũng dễ cảm hơn. Tôi tin đó là cảm xúc thật của người xem. Khác hẳn sự á ố theo đuôi hay sự phân vân khi ứng trước những tác phẩm khó hiểu khác.

{keywords}
“Chợ phố” của hoạ sĩ Phạm Bình Chương

Đối với những người làm nghề, hiện thực có cái hấp dẫn bởi tính đề cao sự mô tả là trước tiên, không có chỗ cho sự sai lệch và nó thường có đáp số ngay. Sự thuyết phục hay gây thất vọng cũng dễ dàng bộc lộ hơn cả. Cảm xúc nhiều khi nằm ở sự chọn lựa đối tượng và khoảnh khắc để thể hiện.

Xem triển lãm lần thứ hai của Nhóm Hiện Thực và khách mời đang diễn ra, dễ thấy sự cuốn hút, phóng khoáng hơn trong tranh của Phạm Bình Chương, "thủ lĩnh" của nhóm. Tuy vẫn bám vào đề tài đã tạo được dấu ấn- phố Hà Nội- nhưng dường như sự phô diễn kỹ thuật ít đi cộng với sự chú ý hơn về ý tưởng, cách nhìn khiến tác phẩm của anh thoải mái, tự nhiên hơn. Sự "tới" về bút pháp cũng là điều dễ nhận thấy trong tranh của họa sỹ Mai Duy Minh.

{keywords}
“Tam bạc” của hoạ sĩ Mai Duy Minh

Tuy chỉ trưng bày một bức tranh khổ nhỏ nhưng người xem thú vị khi thấy bút pháp cổ điển châu Âu diễn tả nhuần nhị phong cảnh phố Tam Bạc. Sau hai năm kể từ cuộc trưng bày lần đầu, "tay nghề" của những họa sĩ trẻ trong nhóm có sự gia tăng đáng kể. Cùng lớp đàn anh, họ mang lại một phòng tranh đa dạng và đồng đều về chất lượng hơn hẳn triển lãm lần trước.

Bớt đi chi tiết này, mảng kia, giá đừng tả quá kỹ như chỗ này chỗ khác...là điều được nghe nhiều khi xem tranh hiện thực. Tuy con đường đến với số đông công chúng của thể loại này dễ dàng nhưng để xem lâu được là lại cực khó chính bởi sự quen thuộc. Dép nhựa, quần hoa, lúa đều tăm tắp- thực tế lúa cũng không mọc như vậy- là sự hơi dễ dãi trong cách tiếp cận… Đó là áp lực thường xuyên của những người vẽ hiện thực và cũng chính là đòi hỏi cao hơn của công chúng đối với họ.

{keywords}
“Nếp thời gian” của hoạ sĩ Nguyễn Văn Toán

Bắc Ninh