Giao diện của Google với những màu sắc rất Việt Nam, gồm 3 thành viên không thể thiếu trong một chầu biểu diễn ca trù: Ngồi giữa là một nữ ca sĩ, gọi là "đào" hay "ca nương", sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp.

Bên phải là một nhạc công nam giới, gọi là "kép" chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát. Nhạc công đàn đáy này có lúc hát thể cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát. Và người thứ ba ngồi bên trái giữ vai trò người thưởng ngoạn, còn gọi là "quan viên", thường là tác giả bài hát, là người đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

{keywords}
Khung cảnh rất Việt Nam được thay đổi trên giao diện của Google ngày 23/2/2020. (Ảnh: Google)

Qua việc tôn vinh nghệ thuật ca trù với biểu tượng Doodle, Google cho biết mong muốn nâng cao nhận thức và sự quan tâm của công chúng đối với những nghệ thuật dân gian truyền thống đang có nguy cơ biến mất, nhắc nhở thế hệ trẻ luôn nhớ về cội nguồn.

Google cũng muốn mang lại cho người xem cảm giác tự hào và tinh thần dân tộc, khuyến khích thế hệ trẻ khám phá nền văn hóa nghệ thuật truyền thống với các di sản phong phú của Việt Nam, khơi gợi lên sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo này.

Chia sẻ cảm nghĩ khi thực hiện bức họa giao diện cho Google, họa sĩ Xuân Lê cho biết: "Ngày nay, nhiều loại âm nhạc đã được hình thành và phát triển để phù hợp với thị hiếu của một lượng lớn khán giả. Họ tiếp cận và phổ biến đến mọi người nhanh hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Do đó, một số nhạc dân gian truyền thống và đương đại có thể dần bị lãng quên và có thể rơi vào nhu cầu bảo tồn cấp thiết. Thật tuyệt vời khi có cơ hội truyền tải hình ảnh của những người biểu diễn Ca trù - một trong những thể loại âm nhạc truyền thống ở nước tôi. Nó đã có từ thế kỷ 15 và được bảo tồn cho đến ngày nay".

Ông cũng cho hay tác phẩm của mình được truyền cảm hứng từ các clip biểu diễn Ca trù, ông được truyền cảm hứng từ cách các nghệ sĩ trình diễn. "Tôi hy vọng Doodle (biểu tượng đặc biệt) này sẽ khiến mọi người tò mò muốn tìm hiểu thêm và yêu thích nghệ thuật này", họa sĩ bày tỏ.

{keywords}
Ca nương Bạch Vân mê đắm với ca trù.

Ca trù phản ánh văn hóa, tín ngưỡng và hệ tư tưởng của người Việt thế hệ trước. Đây là một hình thức nghệ thuật dân gian truyền thống đại diện cho những thay đổi xã hội trong đời sống địa phương theo thời gian.

"Chúng ta coi Hà Nội là cái nôi của ca trù, bởi vì Hà Nội là Thăng Long. Ca trù sinh ra từ Thăng Long, lớn lên từ Thăng Long, có tên ca trù cũng có từ Thăng Long, di tích còn lại vẫn còn đây là đình Đông Ngạc. Tóm lại, Thăng Long là cái nôi của ca trù', nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan chia sẻ.

Tháng 10/2009, ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Thể loại nghệ thuật này gần đây đã được hồi sinh nhờ vào nỗ lực tập trung của các tổ chức nhà nước và các đơn vị quốc tế, thường được biểu diễn tại các phường ca trù hoặc các lễ hội thường niên.

Ca nương Bạch Vân: Hồng hồng - Tuyết tuyết:

Tình Lê

Liên hoan ca trù vắng bóng nghệ nhân

Liên hoan ca trù vắng bóng nghệ nhân

Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho hay, Liên hoan Ca trù toàn quốc năm nay sẽ vắng bóng hoàn toàn các nghệ nhân được nhà nước công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian bởi họ đã quá già và có người đã mất.