Tối 1/11, đêm diễn đầu tiên của Lễ hội múa đương đại XPO đã mang đến vở diễn quốc tế “Start or Stop?” do đạo diễn nổi tiếng người Singapore Danny Tan biên đạo, với sự tham gia của 7 diễn viên múa đa quốc tịch, bao gồm 2 diễn viên nổi tiếng người Hàn Quốc, 2 diễn viên đến từ công ty nghệ thuật ODT Singapore và 3 tài năng trẻ Đỗ Hải Anh, Hà Lộc và Như Ý. Vốn là những cái tên không quá xa lạ trong làng múa Việt Nam, cả 3 đã thể hiện được thực lực, kỹ thuật xuất sắc và nhận được nhiều lời khen ngợi nhiệt liệt từ Tiến sĩ Danny Tan cũng như đông đảo khán giả. 

{keywords}
Đêm diễn đầu tiên của Lễ hội múa đương đại XPO đã mang đến vở diễn quốc tế “Start or Stop?” do đạo diễn nổi tiếng người Singapore Danny Tan biên đạo.


Là tác phẩm thứ 3 trong chuỗi vở diễn lấy nguồn cảm hứng từ cuộc sống, “Star or Stop?” được Danny Tan dàn dựng nhân dịp kỷ niệm 20 năm hoạt động nghệ thuật, với chủ đề niềm trăn trở mà mọi người đều từng có trong cuộc đời: nên tiếp tục hay dừng lại?

Để thể hiện sự trăn trở này và hướng mọi người đến một giải pháp tích cực, một cái nhìn tươi sáng về tương lai, Danny Tan đã sử dụng nền nhạc Opera hàn lâm, khi du dương khắc khoải, lúc lại sôi nổi hùng hồn, kết hợp với những động tác uyển chuyển, gọn gàng của các diễn viên, sự phối hợp ăn ý, tất cả tạo nên một vở diễn khiến khán giả không thể rời mắt suốt 60 phút. 

{keywords}
7 diễn viên trong vở diễn đại diện cho 7 sắc cầu vồng, mỗi người đều có sự toả sáng riêng biệt, nhưng hơn hết có sự tương đồng về văn hoá châu Á, cùng tạo nên một vở múa đương đại đậm tính Á Đông. 

Một vở diễn dài và dàn dựng công phu mang tầm quốc tế không phải là một điều dễ dàng, nhất là khi quy tụ diễn viên nhiều quốc gia. Diễn viên Đỗ Hải Anh chia sẻ, trong quá trình tập luyện có rất nhiều khó khăn. Để có được sự ăn ý dù ở xa địa lý, 7 diễn viên phải có nhiều buổi tập online thông qua các cuộc gọi video.

Tiến sĩ Danny Tan lại là một biên đạo múa đẳng cấp có bề dày kinh nghiệm nên cũng rất chi tiết và kỹ càng. Tuy nhiên, thành quả của những khó khăn đó mọi người có thể thấy được qua những tràn pháo tay của khán giả. Đặc biệt, phân đoạn trình diễn solo của Như Ý đã khiến ông Danny Tan lẫn mọi người phải khen ngợi. Ông còn đặc biệt đánh giá Đỗ Hải Anh là một “nhân tố bí ẩn” tại lễ hội lần này. 

Đêm diễn thứ 2 diễn ra tối 2/11 gồm các màn trình diễn từ các đoàn múa nổi tiếng Việt Nam: Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM, và công ty SCBC Việt Nam. 

Mở màn đêm diễn 2/11 là tác phẩm “Khát vọng sinh sôi” của Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen. Kéo dài hơn 30 phút, các động tác múa hiện đại được trình diễn trong bộ trang phục áo bà ba Việt Nam, tái hiện miền quê với các chất liệu quen thuộc như chiếc chày, cái cối.

Vở diễn đương đại đậm đà bản sắc dân tộc trên nền nhạc dân ca, tiếng trống dân gian mang đến những cảm xúc gần gũi thân thuộc nhưng cũng không kém phần mới mẻ bởi các vũ đạo hiện đại.  

{keywords}
Tác phẩm “Khát vọng sinh sôi” mang đậm nét văn hoá Việt.


Nhà hát nhạc vũ kịch TP. HCM (HBSO) mang đến tác phẩm nổi tiếng “Café Sài Gòn”. Mượn bối cảnh quán cà phê đậm chất Sài Gòn để nói về tình yêu, vở múa đương đại dường như đem tất cả hơi thở của cuộc sống, những thăng trầm của dòng chảy cuộc đời vào tác phẩm.

“Café Sài Gòn” miêu tả lại tuổi trẻ, tình yêu và khát vọng sống với các động tác, bối cảnh đầy ắp hơi thở đương đại, và tiết tấu khác lạ, lúc dồn dập, sôi nổi, lúc dịu dàng, trầm tĩnh, hệt như cung bậc cảm xúc của những cặp tình nhân trên thế giới này: bắt đầu bằng khung cảnh lãng mạn thuở mới yêu; rồi gặp phải hiện thực khắc nghiệt tình yêu phai tàn, làm tổn thương nhau, cuối cùng chia tay. Điểm nhấn đặc biệt chính là đoạn hát tiếng Mông giới thiệu về cảnh đẹp quê hương, có nhà trên núi, rừng tre, chim hót, mùa gió về do chính nghệ sĩ múa người Mông Sùng A Lùng viết. 

{keywords}
“Café Sài Gòn” không phải là một vở mới, lại vô cùng nổi tiếng, tuy nhiên, HBSO vẫn muốn tái hiện lại vở diễn này tại Lễ hội múa đương đại quốc tế XPO với mục đích giới thiệu nét văn hoá café đặc trưng của Sài Gòn cho bạn bè quốc tế.

Lần đầu tiên chính thức ra mắt khán giả Việt Nam, công ty múa SCBC Việt Nam đã tạo  dấu ấn với vở diễn “Balancé" do Đỗ Hải Anh và Hà Lộc biên đạo. “Balancé" là tên một động tác ballet, trong tiếng Pháp còn có nghĩa là sự cân bằng, với vở diễn này, SCBC Việt Nam muốn truyền tải đến sự cân bằng giữa đam mê nghệ thuật và hiện thực vật chất người nghệ sĩ nào cũng luôn trăn trở. Liệu có khi nào chúng ta tự hỏi trên con đường đuổi theo đam mê, người nghệ sĩ sẽ sống ra sao nếu lỡ may đam mê không thể nuôi được mình?... 

{keywords}
 “Balancé" mở màn với hình ảnh người phụ nữ trong chiếc váy nữ tính, nuôi mái tóc dài như một niềm tự hào và nguyên tắc phải gìn giữ, càng lúc mái tóc càng dài và trói buộc cô gái, như mọi người trong xã hội đang mắc kẹt với trọng trách tự bản thân đặt ra.

Tiến sĩ Danny Tan – GĐ ODT Singapore, nhà sáng lập ra lễ hội hơn 18 năm tuổi này đã liên tục dành lời khen ngợi đặc biệt dành cho các nghệ sĩ Việt Nam. Với những nét đặc trưng văn hoá được lồng ghép trong mỗi tác phẩm, sự có mặt của các vở diễn từ các nhà hát, múa Việt Nam đã góp phần thêm màu sắc cho lễ hội, đặt nền móng cho nhiều cơ hội giao lưu văn hoá với các đơn vị múa đương đại quốc tế trong tương lai.

T.T

'Vũ công cần được đối xử công bằng như ca sĩ'

'Vũ công cần được đối xử công bằng như ca sĩ'

- Thanh Bùi cho biết nghệ thuật Việt Nam vẫn chưa công bằng khi ca sĩ được tôn trọng, săn đón nhiều hơn nghệ sĩ múa. Nghệ sĩ múa chỉ đứng sau, hỗ trợ cho ca sĩ và đôi khi chỉ được xem là người thay thế khi cần.