Tối 24/4, tại Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở nhạc kịch Bầy chim Thiên nga. Vở diễn được dàn dựng công phu bởi NSƯT Lê Ánh Tuyết (kịch bản: nhà Lý luận phê bình, nhạc sĩ Trần Lệ Chiến) để phục vụ các em thiếu nhi nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và chào đón mùa hè 2021.

{keywords}
 

Câu chuyện Bầy chim Thiên nga của nhà văn Hans Christian Andersen (Đan Mạch) xuất hiện vào 1838, sau đó được chuyển thể trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật như: vũ kịch ba lê, truyền hình, điện ảnh. Bầy chim thiên nga kể về nàng công chúa Li-dơ xinh đẹp, nhân hậu nhưng tội nghiệp. Nàng đã phải chịu bao đớn đau về thể xác và những lo lắng, đau khổ để hóa giải lời nguyền của mụ phù thủy độc ác, giải thoát cho các hoàng tử - anh của nàng.

{keywords}
 

Lấy cảm hứng từ câu chuyện Bầy chim thiên nga, dựa theo cốt truyện cổ, êkíp thực hiện đã làm mới Bầy chim Thiên nga bằng cách xây dựng thành một tác phẩm nghệ thuật mang phong cách nhạc kịch, kết hợp với nhiều loại hình âm nhạc khác nhau từ cổ điển tới đương đại. Hơn 1 tiếng của vở diễn đã thu hút các em thiếu nhi, những câu chuyện không quá lên lên gân, trao cho các em nhỏ những bài học cuộc sống ý nghĩa đã lấy đi những giọt nước mắt của các em và cả những nụ cười giòn tan tuổi thơ ngây.

Bầy chim thiên nga là câu chuyện đề cao tình cảm anh em trong gia đình. Cuộc sống sẽ luôn tồn tại những khó khăn, thử thách. Nhưng những biến cố trong hành trình đời người lại mang đến cơ hội cho mỗi chúng ta tôi luyện bản thân, vượt qua chính mình. Thông điệp đó vẫn còn ý nghĩa khi mà xã hội hiện nay, đâu đó vẫn còn những mâu thuẫn gia đình đỉnh điểm.

Trong vở có kẻ yếu, người mạnh, có người tốt lẫn kẻ xấu, đặc biệt có công chúa, hoàng tử, bà tiên, phù thủy… là những nhân vật mà các em nhỏ rất thích. Khán giả nhí đến với Bầy chim thiên nga không chỉ được đắm mình trong không gian cổ tích, được gặp những nhân vật mà mình yêu thích, mà còn được vui, buồn cùng nàng công chúa Li-dơ và các người anh của nàng. Từ những tình huống của câu chuyện, các em nhỏ sẽ biết phân biệt việc tốt, việc xấu, thêm yêu thương những người thân trong gia đình.

{keywords}
 

Các em nhỏ sẽ có những bất ngờ ở những phân đoạn mà không giống như mình đọc trong chuyện Bầy chim thiên nga phiên bản gốc, nhưng đó là chủ ý của NSƯT Lê Ánh Tuyết.

"Dựng vở cho thiếu nhi, chúng tôi phải cân nhắc nhiều, về thời lượng, về trang phục và cả về nội dung, không được làm quá khiến các em cảm thấy nặng nề những cũng không chỉ là câu chuyện cười hời hợt xong lại thôi. Sau thành công của nhạc kịch Trại hoa vàng tôi càng áp lực hơn khi dựng vở này. Nhưng áp lực cũng là động lực để tôi phải cố gắng hơn nữa, dành nhiều gian và tâm sức hơn nữa cho vở.

Trong đó Bầy chim thiên nga là một câu chuyện cổ tích có tính nhân văn, gợi trí tưởng tượng phong phú cho khán giả và những bài học trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi các em nhỏ. Đó là tình yêu, sự hy sinh của nàng công chúa xinh đẹp Li-dơ dành cho các anh trai và gia đình của mình. Tính văn học đậm đặc trong Bầy chim thiên nga đã tạo cho diễn viên có cơ hội được thể hiện kỹ năng nghề nghiệp qua từng vai diễn", NSƯT Ánh Tuyết chia sẻ.

{keywords}
 

Lợi thế của Nhà hát tuổi trẻ là một Nhà hát tổng hợp Ca - Múa - Nhạc - Kịch, vì thế, các nghệ sĩ có đất diễn để bộc lộ hết sở trường của mình trong từng phân đoạn.

Diễn viên Ngô Lệ Quyên, vai công chúa Li- dơ cho người xem đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Chị hoá thân từ một cô bé vô tư, hồn nhiên trong sáng đến một cô gái đầy nghị lực, ngoan cường, dùng tâm thiện và tấm lòng từ bi để chiến thắng cái ác.

Diễn viên Thu Nga trong vai bà tiên khiến em nhỏ thích thú vô cùng bởi không giống như những câu chuyện khác, nhân vật ra chào và xưng "ta là bà tiên đây" thì với bà Tiên Thu Nga ở Bầy chim Thiên Nga thật dí dỏm, rất hài hước, hay trêu đùa bọn trẻ. Người xem không còn nhận ra Thu Nga hiền lành bộc trực của Phía trước là bầu trời cách đây 20 năm.

Còn diễn viên Phạm Trung Thạch với vai Cận Phù lẽ khó có người khác thay thế bởi dường như khi xây dựng nhân vật này (bản gốc không có) để tạo cho câu chuyện thêm những tình tiết hấp dẫn cũng là ý đồ của đạo diễn "đo ni đóng giày" anh,...

{keywords}
 

Và không thể không nhắc tới phần âm nhạc - linh hồn của vở nhạc kịch này. Nếu nhắc tới nhạc kịch người xem nghĩ ngay đây là sự kết hợp của âm nhạc (thanh nhạc và khí nhạc) với thơ ca và hành động kịch... Nhưng ở Bầy chim Thiên nga, ê kíp thực hiện quyết định chọn phong cách âm nhạc tự do (free-style), kết hợp giữa âm nhạc cổ điển, âm nhạc đương đại mà ở đó là sự đan cài giữa thanh nhạc, khí nhạc.

Cùng với những bản beat quen thuộc là những sáng tác mới dành riêng cho các nhân vật: Hồ Thiên nga (lời Việt: Nguyễn Tuấn Nghĩa); Bài hát Công Chúa (sáng tác Lê Hải Nam); Tâm sự của Hoàng Tử (sáng tác Lưu Thiên Hương); ca khúc  I see the light (phim Tangled - Công chúa tóc mây, lời Việt: Trần Lệ Chiến); Khúc ca cuộc đời (sáng tác Trần Lệ Chiến),... Vì thế, âm nhạc của vở diễn luôn là những xúc cảm mới mẻ thể hiện rõ sắc thái tình cảm của từng nhân vật cũng như từng trường đoạn. 

Khán giả được nghe những ca khúc mà lứa tuổi mình đang yêu thích nhưng lại có sự đan cài những âm nhạc cổ điển. Mà theo đạo diễn Lê Ánh Tuyết, đó là chủ ý của chị để cho khán giả nhí tiếp cận dần với âm nhạc hàn lâm. 

Tình Lê

Nhà hát Tuổi trẻ tuyển diễn viên cho vở nhạc kịch quy mô lớn

Nhà hát Tuổi trẻ tuyển diễn viên cho vở nhạc kịch quy mô lớn

MACC 2021 (Musical Actor Casting Call 2021) - chương trình tuyển chọn diễn viên nhạc kịch quy mô đầu tiên được thực hiện bởi Nhà hát Tuổi trẻ.