Phát ngôn của ca sĩ Hoàng Bách khiến vụ lùm xùm giữa Trang Pháp và ekip Sơn Tùng căng thẳng hơn.

Sky chất vấn Hoàng Bách vì nghi anh 'đá đểu' Sơn Tùng

Những ngày này, vụ tranh chấp giữa Trang Pháp, MTV Conection và ekip Sơn Tùng đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Vào ngày 27/10, Hoàng Bách bất ngờ viết đoạn chia sẻ dài về vụ việc.

Nam ca sĩ tỏ ra không đồng tình với cách xử lý của BTC đêm nhạc. Theo anh, MTV Conection giải thích kiểu trẻ con khi phủ nhận không bị phía ê kíp Sơn Tùng tác động. Vì rằng chuyện hai ca khúc có yếu tố nhạy cảm hay không thuộc vấn đề của ca sĩ chứ không phải BTC nên MTV Conection không có lý do để bận tâm.

Anh cũng cho rằng việc BTC đòi hỏi Trang Pháp giấy tờ chứng minh quyền cover ca khúc nước ngoài trước 1 ngày diễn ra show là không đúng thông lệ tổ chức show ở Việt Nam. Vì thông thường ở các chương trình có truyền hình, BTC mới là đơn vị phải xin giấy phép biểu diễn trước show nhiều ngày và giấy phép đó thường phải có tác quyền tất cả các bài hát trong show.

Vì những lập luận trên, Hoàng Bách tin rằng việc MTV Conection bị lệ thuộc vào Sơn Tùng vì tên tuổi sao nam này đang hot là đáng tiếc, đáng thất vọng. “Như vậy là ép nghệ sĩ quá đáng” – nam ca sĩ bày tỏ.

{keywords}
Bài đăng của Hoàng Bách thu hút sự chú ý của dư luận.

Bài đăng của Hoàng Bách xuất hiện không bao lâu đã thu hút hàng nghìn lượt thích và bình luận. Cựu thành viên AC&M bất ngờ bị vô số fan Sơn Tùng chất vấn vì cho rằng anh đang 'đá xoáy' thần tượng. Bạn Hà Thị Ánh Tuyết bình luận: “Không đồng tình với anh Bách. Về phía hai ca sĩ đều không chịu bỏ một ca khúc của mình thì BTC làm như vậy có gì là sai?”.

Bạn Đàm Thái Bảo “phân tích” lỗi của bạn gái Dương Khắc Linh: “Là một chương trình ca nhạc thì quan trọng nhất là âm nhạc chứ không phải nơi để các ca sĩ lên đó móc mỉa nhau thông qua bài hát. Nếu so Trang Pháp với Sơn Tùng chắc chắn Trang Pháp sức hút không bằng 1/20 của Sơn Tùng. Chương trình cần đảm bảo thành công thông qua lượng khán giả. Như vậy tầm ảnh hưởng của Trang Pháp ở đây gần như là không có.

Nhưng, cô ấy lại "không biết hay cố ý" gây khó khăn cho ngôi sao lớn nhất trong chương trình của họ. Là tôi, tôi tìm mọi lý do để loại cô ấy luôn. Bởi vì chương trình tốn bao nhiêu công sức làm ra, không thể để một người như vậy phá hoại được. Có nên chọn một ca sĩ không có sức hút mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực cho chương trình hay không? Ca sĩ mà không có hit, ca sĩ mà khiến gia đình người khác ly tán. Một ca sĩ đã không có tiếng còn không có đức thì tại sao phải cần nhỉ?”

Đứng trước một loạt chất vấn, Hoàng Bách khẳng định không động gì đến Sơn Tùng hoặc hai bài hát, chỉ nói về cách làm việc của BTC. Anh còn tiết lộ mình thích bài Em của ngày hôm qua của ca sĩ đàn em.

Trang Pháp có nghĩa vụ chứng minh bản quyền?

Chiều 26/10, Trang Pháp đăng tải trên trang cá nhân dòng trạng thái bày tỏ sự bức xúc về việc cô không được hát bài We don't talk anymore trong một chương trình ca nhạc diễn chung với Sơn Tùng chỉ vì nam ca sĩ sẽ hát bài Chúng ta không thuộc về nhau. Theo nữ ca sĩ, yêu cầu này được quản lý của Sơn Tùng đưa ra sau khi thấy danh sách bài Trang Pháp biểu diễn có bài We don't talk anymore.

Cô cảm thấy bất bình vì phía Sơn Tùng là người xác nhận biểu diễn sau, trong khi các bài hát đã được cô đăng ký từ trước. Sau đó, bạn gái Dương Khắc Linh kiên quyết rút tên khỏi danh sách ca sĩ biểu diễn trong đêm nhạc và sẵn sàng đền 300% giá trị hợp đồng.

Ngày 27/10, MTV Conection đưa ra lời giải đáp với ba nguyên do. Ngay lập tức, ca sĩ Hoàng Bách đã phản biện hai nội dung đầu. Ở nội dung thứ ba, BTC vẫn khẳng định Trang Pháp có nghĩa vụ chứng minh quyền cover ca khúc We don't talk anymore, theo Điều 25, Khoản 1, điểm e và Điều 28, Khoản 7 & 8 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

{keywords}
Trang Pháp có nghĩa vụ chứng minh bản quyền?

Trước hết, trong trường hợp đối tượng tranh chấp là một ca khúc quốc tế (cụ thể ở đây là Mỹ - tức là vụ việc có yếu tố nước ngoài) thì việc áp dụng pháp luật điều chỉnh còn phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện khác. Nên nếu giải quyết tranh chấp phát sinh thường sẽ không thể áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ trong luật Mỹ hay Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 của Việt Nam, thay vào đó sẽ là các điều ước quốc tế về quyền tác giả như Hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả (Việt Nam – Hoa Kỳ); Công ước Berne, Công ước Rome, Hiệp ước WIPO… nếu cả hai bên đều tham gia ký kết.

Việc cover lại một ca khúc có rất nhiều hình thức nhưng nếu hình thức ấy không làm khác đi hay tạo ra yếu tố mới, đơn cử như việc Trang Pháp chỉ hát lại We don't talk anymore thuần tuý, thì hành vi này không được xem là làm phái sinh tác phẩm gốc. Do đó việc viện dẫn luật như vậy là không có cơ sở.

Mặt khác, chúng ta không có cơ sở thông tin về bản quyền của ca khúc We don't talk anymore, chẳng hạn như bản quyền này được đăng ký với phạm vi bảo hộ đến đâu, hiệu lực bảo hộ đến khi nào, có hiệu lực quốc tế hay không… và nó cũng không điều chỉnh được việc cover ca khúc, bao gồm mục đích thương mại lẫn phi thương mại, diễn ra ở một quốc gia khác khi hành vi không đủ dấu hiệu để trở thành vi phạm tác quyền. Vì giả sử Charlie Puth khởi kiện Trang Pháp thì việc chọn toà án, chọn luật áp dụng, triệu tập giải quyết vụ việc… trên thực tế là vô phương, chứ chưa kể đến xử phạt hay thi hành án.  

Gia Bảo