{keywords}

Sự phát triển của truyền thông đa phương tiện tạo nên sân chơi âm nhạc phẳng và công bằng – mà ở đó, cơ hội nổi tiếng là như nhau nếu sản phẩm đủ hấp dẫn. Sự chuyển dịch mở ra cơ hội cho giới sản xuất nhạc độc lập (Indie). Năm 2019, cặp sao Jack – K-ICM và Đen Vâu là những nghệ sĩ đi lên từ Indie thành công nhất.

Đen từng có hit lớn như Đưa nhau đi trốn hay Cô gái bàn bên nhiều năm trước, nhưng chỉ thực sự tung hoành nhất vào năm 2019. “Thừa thắng xông lên” từ Mười năm, các hit đi sau của Đen như Bài này chill phết, Hai triệu năm, Lối nhỏ, Cảm ơn... cùng liveshow đầu tiên trong sự nghiệp đưa tên tuổi anh đến với khán giả cả nước. Nền tảng stream nhạc trực tuyến Spotify công bố Đen là nghệ sĩ Việt Nam được nghe nhiều nhất trên ứng dụng của mình. Bên cạnh đó, B Ray, Da LAB, Thái Vũ, Ngọt, Đình Dũng… cũng là những cái tên rất nổi bật.

{keywords}

Giới Indie nắm giữ xu hướng không đồng nghĩa giới Mainstream chịu thua. Tuy nhiên, các sản phẩm của Sơn Tùng, Bích Phương, Chi Pu, Hương Giang, Mỹ Tâm... dù thành công đáng kể nhưng lại không tạo thành xu hướng trong khán thính giả. Người nghe vẫn đang chuộng hơn chất nhạc, phong cách sáng tác mới mẻ của những nghệ sĩ chưa từng nhuốm màu thương mại.

Dù vậy, khán giả lo ngại trước thực trạng "Mainstream hóa Indie". Thị trường nhạc Việt hiện nay, rất khó tồn tại nghệ sĩ Indie thuần túy. Từ các thành viên LadyKillah cách đây hơn 10 năm đến Jack, K-ICM, Đen và không ít cái tên khác hiện tại, luôn có xu hướng chuyển hóa từ Indie sang Mainstream. Sau khi có lượng khán giả nhất định, họ sẽ thành lập/đầu quân công ty, có quản lý, có ekip riêng... và chuyển sang hoạt động như các nghệ sĩ Mainstream.

{keywords}

Về thể loại, EDM, Ballad và R&B giữ các vị trí riêng, đảm bảo diện mạo phong phú của nhạc Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh Ballad não tình không còn đủ sức hút, EDM loay hoay vì khó đổi mới thì R&B tươi mới, giàu năng lượng trẻ lại được ưa chuộng hơn. Trào lưu Boléro chấm dứt từ năm 2018, hiện vẫn tồn tại trong đời sống âm nhạc quần chúng. Hay nói cách khác, ngay cả khi Boléro thất thế với tư cách thị phần của thị trường âm nhạc thì thể loại này vẫn có thể phát lên ở bất cứ đâu: nhà hàng, quán ăn, karaoke, xe taxi, đám cưới…

Năm nay là năm khá ảm đạm của Blues/Jazz. Ngoài album Nàng Thơ của Hà Linh, dòng nhạc không còn điểm nhấn đáng lưu ý. Album Boléro phối Jazz của Đồng Lan không được đón nhận. Hồ Trung Dũng im ắng kể từ sau SAIGON FEEL, trong khi Đinh Hương lại chọn phát hành sản phẩm Ballad.

Đổi lại, nhạc cổ điển, bán cổ điển và thính phòng được năm thăng hoa. Rất nhiều chương trình được tổ chức quy mô, đảm bảo vé bán và có sự góp mặt của nghệ sĩ quốc tế. Opera Phạm Thùy Dung, Phạm Thu Hà làm việc năng nổ, có liveshow riêng thành công. Show Giai điệu mùa thu được giới chuyên môn đánh giá cao chất lượng. Mùa giải Âm nhạc quốc tế Violin và Hòa tấu Thính phòng Việt Nam 2019 khép lại thành công, khán giả nức lòng khi được nghe huyền thoại người Nga Viktor Tretyakov đích thân biểu diễn. 

{keywords}

Cổ trang, đồng tính và màu sắc văn hóa dân gian là 3 xu hướng chủ đạo của MV 2019, thay thế cho motif tiệc tùng, chơi bời, khoe đường cong, khoe hàng hiệu, siêu xe... như trước đây.

Đáng lưu ý, đây là năm "rộ nở" của MV có yếu tố đồng tính, như Sáng mắt chưa (Trúc Nhân), Người mình yêu chưa chắc đã yêu mình (Gil Lê), Đừng hỏi về anh (Mai Tiến Dũng), Nghe nói anh sắp kết hôn (Văn Mai Hương), Có người, Are you mine (Vũ Cát Tường)... MV Tự tâm của Nguyễn Trần Trung Quân thậm chí bị cho là lạm dụng yếu tố đam mỹ để “câu” khán giả. Sự bùng nổ của trào lưu gây tranh cãi vì có thể tác động không tích cực đến khán giả vị thành niên.

{keywords}

MV Việt năm nay cũng chuộng bối cảnh cổ trang hơn hiện đại, như Chuyện người con gái (Thu Hằng), Hai bàn tay (Jun Phạm) hay Truyền thái y (Ngô Kiến Huy). Nhiều MV còn lồng các thành tố của văn hóa dân gian như Hết thương cạn nhớ (Đức Phúc), Để Mị nói cho mà nghe, Tứ phủ (Hoàng Thùy Linh), Mặt trăng (Bùi Lan Hương)... Trong đó, Hoàng Thùy Linh là ca sĩ đi tiên phong trong việc đưa chất liệu văn hóa dân gian vào âm nhạc đương đại. Nhìn chung, đây là một trào lưu mới lạ, tích cực nhưng đầy thách thức.

Bởi lẽ. nếu ekip chỉ chực ăn theo xu hướng mà không đủ am hiểu, cẩn trọng có thể sẽ tạo ra đứa con tinh thần lai căng, thảm họa. Đơn cử, MV Nhấp chén đắng của Adam Lâm nhận chỉ trích vì trang phục lai căng, Tàu không ra Tàu, Việt không ra Việt; từ form dáng đến cắt may đều có nét giống phục trang của nhà Thanh, Trung Quốc. Hay trang phục trong MV Đêm tịch liêu của Thanh Tâm bị chê phục dựng nửa mùa, không đúng phục trang triều đại nào nhưng vẫn đóng mác “cổ trang Việt”.

{keywords}

Xuyên suốt năm 2019 xếp kín khoảng 20 liveshow cá nhân với quy mô lớn nhỏ. Đó là những liveshow đánh dấu mốc chặng đường sự nghiệp như Q show 2 của Lệ Quyên, Khánh 30 của Vũ Duy Khánh, Liveshow kỷ niệm 25 năm ca hát của Thanh Thảo,… hoặc liveshow, hay sự khẳng định mình, đầu tiên như Phạm Thuỳ Dung lần đầu làm show thính phòng Trăng hát, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến với Cắt tiền duyên, Thu Minh đánh dấu bước chuyển mình với I AM DIVA, liveshow đầu tiên trong sự nghiệp như Show của Đen, Uyên Linh và Lân Nhã lần đầu có liveshow kết hợp Chẳng phải tình cờ…

Bản sắc của nghệ sĩ là những mảng màu của âm nhạc nên các liveshow như Dear Hanoi, Inner Me của Vũ Cát Tường; Sóng hấp dẫn của Hoàng Quyên; Mùa thu giấu em của Ngọc Anh; Tự dưng 2019 của Lộn Xộn band… cũng đóng góp rất nhiều cho âm nhạc. Bên cạnh liveshow cá nhân, không thể không nhắc đến các đêm nhạc như The Master of Symphony, Son 3, Đêm tình nhân 6, Hãy cứ là tình nhân 2, SiTheShow 4…

{keywords}
 

Sự rộ nở liveshow phản ánh một năm sôi động và thành công thương mại của thị trường nhạc Việt. So với năm trước, các liveshow năm nay có xu hướng chạy đua về quy mô, số lượng show, số lượng ngôi sao lẫn ý tưởng thực hiện. Chuỗi show Truyện ngắn của Hà Anh Tuấn diễn ra lần lượt ở Đà Lạt, Hội An và Hà Nội lập kỷ lục tốc độ cháy vé; Quang Hà dẫn đầu số lượng với hai đêm liveshow Không thể thay thế và liveshow Đứng lên; Sky Tour 2019 của Sơn Tùng đi qua 3 thành phố lớn Việt Nam; chương trình Đêm song ca huyền thoại mời 4 cặp song ca nổi tiếng thì ở The Master of Symphony là 10 nghệ sĩ tên tuổi…

{keywords}

Nếu như năm 2018, Sơn Tùng M-TP và Bích Phương được nhắc nhiều nhất thì năm nay, cuộc đối đầu gọi tên Sơn Tùng và cặp sao trẻ Jack, K-ICM. Cả hai có nhiều điểm trùng hợp: xuất phát điểm là nghệ sĩ Indie; nổi tiếng sau một hit khi tuổi đời còn rất trẻ; tạo trào lưu và nắm giữ xu hướng trong giai đoạn của mình; có sức ảnh hưởng với đối tượng khán giả thanh thiếu niên.

Jack (tên thật Phương Tuấn) chỉ vừa được biết tên từ ngày 19/2 nhưng sức phát triển của nam ca sĩ đáng kinh ngạc. Cặp Jack và K-ICM gần như là trường hợp đầu tiên trong lịch sử nhạc Việt nổi tiếng nhanh trong thời gian ngắn như vậy. Loạt hit Hồng nhan, Bạc phận, Sóng gió, Em gì ơi… thắng lớn về digital, đồng thời mang về lượng fan trẻ hùng hậu cho cặp sao. Cộng đồng người hâm mộ Jack và K-ICM trên Facebook có khoảng 100.000 thành viên mỗi người, tính đến hiện tại.

{keywords}
 

Việc Jack và K-ICM đạt thành tích “trăm triệu view” liên tiếp quá dễ dàng, mà ngay cả Sơn Tùng ngày trước từng vất vả đạt được, khiến cặp sao trẻ trở thành hiện tượng khó lý giải. Năm nay, Sơn Tùng chỉ có dự án MV Hãy trao cho anh kết hợp cùng huyền thoại rap Snoop Dogg và sau đó là Sky Tour; nhưng sức nóng của cái tên Sơn Tùng vẫn lấn át tất cả tại thời điểm hè 2019. Hay nói cách khác, dù hạn chế xuất hiện nhưng độ phủ sóng của Sơn Tùng vẫn áp đảo mỗi lần trở lại.

Điều này dẫn đến tình trạng “một rừng hai hổ”, tạo nên tranh cãi mạng triền miên giữa cộng đồng người hâm mộ của hai ngôi sao.

{keywords}

Từ đầu năm đến nay, thị trường “đón” loạt vụ tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan lớn nhỏ khác nhau. Tháng 1/2019 bắt đầu với vụ tranh chấp giữa nhà thơ Thùy Linh và nhạc sĩ Châu Đăng Khoa. Nhà thơ và NXB Người trẻ Việt tố Châu Đăng Khoa sử dụng thơ không xin phép để viết lời hai bài hát Người lạ ơiTình nhân ơi; còn nam nhạc sĩ không thừa nhận đạo thơ, chỉ xin lỗi vì “chậm trễ thực hiện trả phí tác quyền”.

Cùng thời điểm, Vy Oanh tố cáo Minh Tuyết “cướp hit” Để cho em khóc. Nếu Vy Oanh liên tục công kích đàn chị thì phía Minh Tuyết chỉ cung cấp giấy tờ chứng minh quyền của mình đối với bài hát sau khi thực hiện đủ thủ tục pháp lý với nhạc sĩ. Trong vụ việc, các nhạc sĩ Tú Dưa, Thái Thịnh, Nguyễn Hồng Thuận… tỏ ý ca sĩ Minh Tuyết không sai. Sau đó, Vy Oanh nhấn mạnh đàn chị “sai về phương diện đạo đức”.

{keywords}

Hè 2019, trào lưu Độ ta không độ nàng kết thúc bằng việc đơn vị Copyright VN thông báo nắm bản quyền ca khúc, “đánh sập” loạt video và yêu cầu ca sĩ, Youtuber Việt thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, vì những mập mờ trong tư cách pháp lý, một số chủ kênh đã phản ứng lại yêu cầu của đơn vị này. Cá biệt như ca sĩ Phương Thanh vừa đáp trả quyết liệt, vừa tố ngược công ty mẹ của Copyright VN “xài chùa” nhiều ca khúc của mình để kinh doanh trong nhiều năm.

Cuối tháng 8/2019, Noo Phước Thịnh công khai chỉ trích gay gắt NSX phim Ngôi nhà bươm bướm sử dụng nhạc của anh không xin phép. Sau đó, nam ca sĩ ủy quyền cho luật sư, yêu cầu ekip phim bồi thường thiệt hại 500 triệu đồng. Cuối năm, ngày 29/11, phiên xử vụ nhạc sĩ Trường Nhân kiện ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đòi thù lao 150 triệu đồng hoãn vì vắng mặt người có quyền, nghĩa vụ liên quan là nhạc sĩ Trương Tuấn Huy, dời đến ngày 27/12. Bên cạnh những tranh chấp pháp lý, rất nhiều sản phẩm cũng bị vướng nghi án đạo nhạc.

Sự bùng nổ tranh chấp bản quyền phản ánh thị trường âm nhạc đang vận hành theo chiều hướng chuyên nghiệp, văn minh hơn; nghệ sĩ Việt nâng cao ý thức bản quyền hơn – điều kiện tiên quyết để hội nhập âm nhạc quốc tế.

{keywords}

Trong năm, có khoảng 10 chương trình/sự kiện mời nghệ sĩ quốc tế về Việt Nam biểu diễn. Concert V Heartbeat mời nghệ sĩ Hàn đến Việt Nam hàng tháng, hay loạt sao hạng A xứ kim chi đã đến Hà Nội dự lễ trao giải Asia Artist Awards 2019 dù khâu tổ chức bị cho là thất bại. Đầu tháng 1, nhóm Momoland xác nhận ký hợp đồng với công ty quản lý Erik để phát triển hoạt động sang thị trường Việt trong năm. Hai công ty lớn của Kpop là Cube và SM đã đến Hà Nội và TP. HCM tuyển thực tập sinh. SM còn có ý định lập một nhóm nhỏ của NCT tại Việt Nam. Điều đó cho thấy các công ty giải trí Hàn Quốc nhìn thấy tiềm năng ở thị trường Việt Nam.

{keywords}
 

Việc nghệ sĩ trong nước đầu quân cho công ty nước ngoài, mời ekip nước ngoài tham gia sản xuất dự án của mình, hoặc tham gia các dự án quốc tế không còn quá mới lạ: Sơn Tùng có sản phẩm kết hợp cùng rapper huyền thoại Snoop Dogg; Erik góp giọng trong MV Only you của Momoland; Vũ Cát Tường thu album Inner Me ở United Recording – một cơ sở của tổ hợp phòng thu thành công nhất Hollywood, cùng ekip nước ngoài; Anna Trương là một trong những kỹ sư hòa âm nhạc phim hoạt hình Frozen 2 (và nhiều bom tấn phòng vé những năm trước)…

Dù những lần giao thoa giữa thị trường Việt và thị trường quốc tế vẫn chưa mang lại thành quả lớn nào nhưng chúng mở ra nhiều hơn cơ hội để nghệ sĩ trong nước vươn ra thế giới, nâng tầm âm nhạc Việt Nam.

{keywords}

Nhiều show truyền hình, đặc biệt là cuộc thi hát, không tổ chức mùa mới trong năm 2019. Đơn cử, format từng gây chú ý năm 2018 là The Debut đến nay vẫn chưa rục rịch khởi động mùa giải mới. Trong 6 năm (2013 – 2019), loại hình thi hát truyền hình thực tế đã phát triển đến cực thịnh rồi thoái trào. Với số lượng quán quân, á quân đồ sộ và tăng đều hằng năm, mác “quán quân gameshow” không còn nhiều sức nặng. Thay vào đó, nhiều người vẫn ghi danh thi hát hoặc vì không tìm thấy cơ hội khác hoặc tìm sân chơi để rèn giũa kinh nghiệm. Các quán quân, á quân năm 2018 mất hút trong năm nay trong khi các quán quân/á quân năm nay cũng hoàn toàn im ắng trong thị trường.

{keywords}
 

Năm 2019, các nghệ sĩ và ekip có xu hướng thay đổi nền tảng, phương tiện phát hành sản phẩm, ngoài ra đĩa (hoặc USB) như truyền thống còn có thể phát hành trên các nền tảng mạng miễn phí lẫn thu phí. Thậm chí, nền tảng phát hành quyết định nội dung, format sản phẩm. Những thể loại thịnh hành trong năm nay là series nhạc online (như Lam Trường 9pm live, The Ai Phuong show, To My Friday with Bolero…), phim ca nhạc (Hiếu Bến Tàu, Duyên mộng tam sinh…), hay audi book (Thanh xuân Đà Lạt – Liêu Hà Trinh).

Khi phát hành MV, các ekip không đơn thuần là đăng tải mà chọn cách công chiếu MV trên YouTube. Từ “thủ tục” mới này, lượt xem công chiếu đã được tính như một hạng mục thành tích của sản phẩm. Thành tích digital nói chung đã là một phần thước đo thành công của nghệ sĩ. Bên cạnh đó, các mô hình mới lần lượt ra đời: Music Home được ví như “nhà hát online” vì sản xuất âm thanh và chất lượng nghệ thuật theo tiêu chuẩn nhà hát, có thể xem từ nhiều góc (multi-cam); Vũ Cát Tường là nghệ sĩ đầu tiên bán vé xem livestream liveshow Inner Me ngày 15/12… Điểm sáng là ngày càng nhiều khán giả quen dần với việc trả phí để thụ hưởng sản phẩm thay cho tư duy nghe xem “chùa” cách đây nhiều năm.

{keywords}

Khó để phủ nhận rằng showbiz đang quá tải khi ngày một nhiều người trẻ dấn thân vào nghệ thuật nhưng cơ hội nổi tiếng lại hãn hữu. Các hiện tượng mạng năm trước như Hoa Vinh, Jang Mi, Dương Edward, Nguyễn Trọng Tài... chịu chung cảnh “sớm nở tối tàn”. Trong khi các hiện tượng mạng năm nay như Hương Ly, Anh Duy, Quân AP hoặc chật vật làm nghề, hoặc “sốc văn hóa” Mainstream.

Nhìn chung, thị trường vẫn chuộng ca sĩ solo nên nhiều nhóm nhạc mới ra đời như CZB, SG048, Mario Band... rồi nhanh chóng chìm vào quên lãng.

{keywords}

Bên cạnh đó, không phải tân binh nào cũng may mắn có hit như Jack, K-ICM hay Amee. Trái lại, không ít tân binh vừa debut đã bị xếp vào diện “thảm họa”. MV Em muốn cho anh xem này của Nhã Tiên giành vị trí “quán quân thảm họa”, bị chỉ trích dữ dội vì khoe thân, mặc áo dài không quần và có hành vi thống dâm với nhóm trai 6 múi mặc quần lót; trước khi bị người dùng mạng đánh sập MV lẫn kênh Youtube. MV Đừng gọi cho anh nữa của Dương Minh Tuấn nhận lượng dislike khủng vì có Linh Ka (sinh năm 2002) nhảy uốn éo, khoe thân phản cảm.

Gia Bảo

 Thiết kế: Hằng Trần