Trailer phim "Hotel Mumbai" (Khách sạn Mumbai: Thảm sát kinh hoàng):

Những sự kiện có thật gây rúng động dư luận luôn là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm nổi tiếng. Vụ thảm sát tại Ấn Độ năm 2008 là một sự kiện như vậy. Vào thời điểm đó, nhiều địa điểm công cộng của thành phố Mumbai bị ném bom và xả súng khiến hơn 170 người thiệt mạng gây cảnh thương vong mất mát bao trùm cả thành phố.

Nhằm tưởng niệm những nạn nhân và tái hiện sự kiện đến khán giả, đạo diễn Anthony Maras đã làm nên bộ phim "Hotel Mumbai" (Tựa Việt: Khách sạn Mumbai: Thảm sát kinh hoàng).

{keywords}
Sự kiện chính trong phim diễn ra tại khách sạn Taj Mahal Palace.

Chuyện phim tái hiện lại một lát cắt của sự kiện khủng bố tại thành phố Mumbai. Mọi chuyện bắt đầu khi nhóm khủng bố đến từ Pakistan ập đến và gây ra một loạt vụ đánh bom và sả súng vào các địa điểm công cộng tại Mumbai. Một trong những nơi cuối cùng bọn khủng bố nhắm đến là khách sạn Taj Mahal Palace - Biểu tượng xa hoa nhất của thành phố.

Từ đầu phim, sau khi dành ra không quá 10 phút đầu để giới thiệu các nhân vật, đạo diễn Anthony Maras ngay lập tức đưa người xem đến những phút giây nghẹt thở của vụ sả súng. Những tên khủng bố trang bị vũ khí hạng nặng bắn vào tất cả những mục tiêu di động trước mắt chúng, tất cả mọi người ở sảnh khách sạn từ nhân viên cho đến khách hàng lần lượt ngã xuống, không một ai có thể chạy thoát. Một màn tái hiện chân thực đầy bi thương khiến người xem lặng người và nín thở theo những nạn nhân đang ẩn nấp.

{keywords}
David tìm mọi cách bảo vệ mạng sống của vợ con.

Bằng thủ pháp quay cận cảnh và làm nổi bật tiếng súng chói tai đẩy cảm xúc người xem đến tột cùng của sự sợ hãi, 30 phút đầu tiên được được làm rất thành công là điểm nhấn sáng nhất phim.

Với một màn mở đầu hết sức ấn tượng, những tưởng phim sẽ đưa người xem đến những tình tiết thú vị gây cấn tiếp theo nhưng không. Giữa phim là một tập hợp của những tình tiết dàn trải, lòng vòng và thiếu logic.

"Hotel Mumbai" là phim dựa trên câu chuyện có thật và phần lớn những chi tiết quan trọng bám sát sự kiện đó được làm rất tốt, ngược lại, diễn biến tâm lý và hành động của những nhân vật trong phim lại thiếu tính hợp lý. Đạo diễn tỏ ra bối rối trong việc xây dựng kịch tính ở giữa phim. Phần lớn những kịch tính này đều đến từ những quyết định có phần ngớ ngẩn của các nhân vật.

{keywords}
Vasili và Zahra chạy ra khỏi nơi trú ẩn an toàn khiến cả hai bị bắt làm con tin

Sally và David đang yên ổn trốn trong phòng khách sạn để bảo vệ cho em bé lại mở cửa ra ngoài để bị bắt, dù trươc đó cả hai đã thống nhất ở trong phòng sẽ an toàn hơn rất nhiều. Hay việc Vasili và Zahra chạy ra khỏi nơi trú ẩn an toàn khiến cả hai bị bắt làm con tin.

Việc xây dựng những nút thắt thiếu sự trau chuốt trong phần này khiến sự hấp hẫn của phim giảm đi rất nhiều, đây là điều đáng tiếc nhất của phim.

"Hotel Mumbai" không có mô típ phim anh hùng giải cứu người bị nạn trong những vụ khủng bố bằng những kế hoạch hoàn hảo hay trận đấu súng kinh điển. Sẽ không có một một cảnh sát John McClane nào đó cứu cả tòa nhà như "Die Hard" hay một John Cutter chống lại cả băng khủng bố máy bay như "Passenger 57", những anh hùng trong vụ sả súng lần này chính là những nhân viên và khách hàng tại khách sạn Taj Mahal Palace. Họ là những con người bình thường không một tấc sắt trong tay nhưng dũng cảm đứng ra để bảo vệ những khách hàng, người thân và đồng nghiệp.

{keywords}
Những kẻ khủng bố sả súng liên tục vào đám đông.

Đó là cô lễ tân dù tiếng súng cận kề vẫn cầm điện thoại gọi đến từng phòng để cảnh báo cho khách, là ông bố David sẵn sàng hy sinh để bảo vệ vợ con, là anh nhân viên bồi bàn Arjun gan dạ hết lần này đến lần khác xung phong giúp đỡ người bị nạn... Những hành động nhỏ đó đã tạo nên những người hùng thực sự trong phim.

Và chính nhờ những người hùng thầm lặng này mà bộ phim đã có một kết thúc đầy cảm xúc và thỏa mãn.

{keywords}
Tên khủng bố Imran do Amandeep Singh thủ vai.

Phim không xây dựng một hay hai vai chính rõ rệt mà là nhóm những nhân vật dẫn dắt câu chuyện. Mỗi nhân vật là một góc nhìn chân thực về những khía cạnh trong sự kiện, trong đó có những vai chính diện và cả vai phản diện. Nhân vật được xây dựng có chiều sâu và để lại ấn tượng nhất lại thuộc phe phản diện - Imran (Do Amandeep Singh thủ vai).

Imran được tập trung khai tác diễn biến tâm lý từ đầu đến cuối phim, đây cũng là nhân vật giúp làm rõ cho người xem động cơ, hành vi và diễn biến tâm lý của bọn khủng bố. Amandeep đã có một màn hóa thân xuất thần trong vai Imran thể hiện sự chuyển biến tâm lý từ lúc là một tên giết người máu lạnh vì đức tin, cho đến sự thất vọng khi nhận ra bị tổ chức lừa dối và rồi cam chịu với số phận.

{keywords}
Arjun luôn thể hiện sự dũng cảm và nhiệt huyết giúp đỡ những người bị nạn.

Bên phía những nạn nhân, Arjun là nhân vật theo suốt những diễn biến chính của phim. Tuy nhiên, ngoài sự xông sáo và lòng dũng cảm Arjun không đóng vai trò nào thực sự quan trọng và không tham gia vào tình huống nào để xoay chuyển thế cục. Đánh giá một cách công bằng, Dev Patel đã có một vai diễn tốt, thể hiện được tâm lý của nhân vật. Nếu vai Arjun được xây dựng có chiều sâu và vai trò quan trọng hơn trong câu chuyện, có lẽ Dev Patel đã có thể tỏa sáng trong phim này.

Nếu nhìn vào từng chi tiết, "Hotel Mumbai" không có nhiều điểm sáng trong cốt truyện hay diễn xuất của các nhân vật nhưng nhìn vào một câu chuyển tổng thể, đạo diễn Anthony Maras đã có một màn tái hiện hết sức chân thực và xúc động đến người xem. "Hotel Mumbai" là một phim hấp dẫn và thú vị dành cho những fan của dòng phim hành động. Phim đồng thời cũng truyền tải một thông điệp ý nghĩa về lòng dũng cảm trong mỗi còn người bình thường trong cuộc sống.

Hưng Nguyễn

Đạo diễn 'Những ngọn nến trong đêm' kể đã chi 15 tỷ chữa bệnh cho con

Đạo diễn 'Những ngọn nến trong đêm' kể đã chi 15 tỷ chữa bệnh cho con

Đạo diễn của bộ phim "Những ngọn nến trong đêm" chia sẻ không bao giờ cảm thấy bi quan trong hành trình trị bệnh ung thư máu cho con gái. Anh sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu con.