"Trở thành một nhà quản lý" thường được coi là "thăng chức", nó khiến người ta liên tưởng đến một tương lai "dát vàng": Có nhiều sức ảnh hưởng hơn, tự do hơn, được khen thưởng và công nhận nhiều hơn.

Trong cuốn sách mới, nữ tác giả Julie Zhuo kể lại những trải nghiệm và bài học của chính mình trong suốt hành trình làm quản lý ở Facebook, từ những ngày đầu tiên làm thực tập sinh cho đến khi trở thành người điều hành thiết kế sản phẩm hàng đầu ở thung lũng Silicon.

{keywords}
 

Trong Bí quyết trở thành nhà quản lý tài ba, Julie Zhuo phân tích rất rõ rằng trong nhiều tổ chức, đặc biệt là những tổ chức thu hút tài năng có tay nghề cao hay sáng tạo, vẫn có những chặng đường để thăng cấp mà không yêu cầu kỹ năng quản lý.

Ví dụ, nếu bạn là một bác sĩ phẫu thuật tim, bạn có thể trau dồi kỹ năng của mình qua nhiều năm luyện tập để trở thành một chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực, một người chuyên đảm nhận những ca bệnh khó nhất và tiên phong trong các kỹ thuật mới. Bạn không phải trở thành tổng giám đốc bệnh viện mới có thể kiếm được nhiều tiền hơn hay sở hữu nhiều quyền năng hơn.

Tương tự, ở nhiều công ty công nghệ hiện nay, các vai trò như kỹ thuật hay thiết kế đều có tiềm năng mở rộng con đường sự nghiệp, khi đạt đến một mức độ thâm niên nhất định, bạn sẽ có thể thăng cấp thành một nhà quản lý hoặc một nhà "đóng góp cá nhân".

Trong Bí quyết trở thành nhà quản lý tài ba, Julie Zhuo diễn giải về vai trò thực sự của nhà quản lý: Tạo ra những thành quả tốt nhất từ một nhóm người phối hợp làm việc.

Để làm tốt vai trò này, nhà quản lý phải đáp ứng những nhiệm vụ đa dạng, phức tạp và phải chịu áp lực, thách thức hơn nhiều so với vẻ bề ngoài. Theo Julie Zhuo, ban đầu những gì một nhà quản lý cần làm có vẻ khá rõ ràng nhưng dần dần, trí óc sẽ luôn bị bủa vây bởi những việc làm hàng ngày: chuẩn bị cho cuộc họp tiếp theo, loại bỏ những thứ không cần thiết trong báo cáo hay đề ra kế hoạch thực thi sắp tới. Cùng với đó là những sự việc bất ngờ có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Cùng lúc, để tất cả thành viên tin tưởng vào tầm nhìn của mình, nhà quản lý cần đảm bảo cả nhóm hiểu rõ hình hài của sự thành công, biết truyền cảm hứng và quan tâm nhân viên…  

Với những ai đang băn khoăn không biết mình có thể trở thành một người quản lý giỏi hay không, trong Bí quyết trở thành nhà quản lý tài ba, Julie Zhuo đưa ra một danh sách các câu hỏi để cân nhắc: Tôi có nhiều động lực thôi thúc trong vai trò quản lý này? Tôi có thích trò chuyện với mọi người? Liệu tôi có thể đem đến sự ổn định trong một tình huống đầy thách thức về mặt cảm xúc? 

Bên cạnh đó, qua 10 chương sách, nữ tướng Facebook còn sắp xếp những chỉ dẫn chi tiết cho các nhà quản lý mới toanh: Kinh nghiệm dẫn dắt một nhóm nhỏ, nghệ thuật phản hồi, hỗ trợ đồng đội phát triển, quản lý bản thân, tăng hiệu quả các cuộc họp, cách tuyển dụng, ủy quyền, nuôi dưỡng văn hóa…

Bí quyết trở thành nhà quản lý tài ba được viết với văn phong mạch lạc, rõ ràng, trong đó các bài học được sắp xếp khoa học và có tính ứng dụng cao. Cuốn sách là người đồng hành quan trọng trong quá trình xác định mục tiêu cho bạn trước và trong quá trình nhận vị trí quản lý.

Nguyên Ngọc

Chuyện những người An Nam ở Paris hay sự thật về Đông Dương

Chuyện những người An Nam ở Paris hay sự thật về Đông Dương

Trong cuốn hồi ký "Chuyện những người An Nam ở Paris hay sự thật về Đông Dương", tác giả Phan Văn Trường với vai trò tự nhận mình là một người quan sát, đã nhanh chóng thấy được những bất công mà người Pháp đem lại cho người An Nam.