Biên niên cô đơn thuộc dòng tản văn tình cảm, lấy chất liệu từ trải nghiệm, cảm xúc cá nhân của Nguyễn Ngọc Thạch, ghi lại năm tháng cô đơn anh vừa trải qua, nhất là sau cuộc tình tưởng chừng như viên mãn vừa đổ vỡ. 

Cuốn sách đánh dấu giai đoạn mới trong cuộc đời tác giả. Anh từng tưởng rằng mình có thể hạnh phúc cùng người cũ khi cả hai đã tính đến chuyện hôn nhân, sắm nhẫn đính hôn nhưng đến cuối cùng vẫn tan vỡ vì nhiều lý do được ghi lại trong sách. 

{keywords}
Bìa sách "Biên niên cô đơn".

Nguyễn Ngọc Thạch dành hai năm để hoàn thành Biên niên cô đơn, gồm 1 năm thả trôi cảm xúc đến những miền đau, để bản thân mình được sống hết trong những ký ức về người xưa, đến khi bình tâm mới ngồi lại và dành tiếp 1 năm ghi lại những trải nghiệm vừa qua, viết thành sách.

Nếu Chênh vênh 25 là nỗi chơi vơi của người trẻ trước cuộc đời, Lưng chừng cô đơn dành cho những mối tình chưa trọn vẹn, Người cũ còn thương đắm chìm trong ký ức và những vết xước tình ái, thì ở Biên niên cô đơn, Nguyễn Ngọc Thạch chọn cách đón nhận sự cô đơn, viết thành những dòng bình thản hơn nhiều dù vẫn đầy ưu tư.

{keywords}
Cây bút Nguyễn Ngọc Thạch.

Sách gồm 2 phần đan xen, một phần là chuyện tình cảm của chính tác giả, bắt đầu từ dòng tin nhắn gởi cho nhau đến cuộc hẹn, ngỏ lời yêu, quyết định sống cùng nhau, những rạn nứt âm thầm xuất hiện, một trong hai người nhắn cho nhau “Dừng lại nha”. Phần còn lại gồm những câu chuyện đa sắc khác như Truyền thuyết về Bỉ ngạn hoa, Địa ngục tầng 19, Má đòi ly dị, Khùng... 

“Đây sẽ là tản văn cuối cùng của tôi. Gần 10 năm qua, tôi đã có rất nhiều sách về nỗi buồn hay cô đơn, với tôi giai đoạn đó của cuộc đời đã đủ. Sắp tới, tôi trở lại với thể loại yêu thích nhất là tiểu thuyết tâm lý", Nguyễn Ngọc Thạch nói.

Thông tin mới nhất, cuốn Biên niên cô đơn đã bán gần 5000 bản trong tuần đầu tiên. Tác giả chia sẻ thêm, hiện có vài đơn vị đặt hàng tiểu thuyết của tôi anh để chuyển thể thành kịch bản điện ảnh.

Cẩm Lan 

Tác giả 'Quân khu Nam Đồng' ra tiểu thuyết 'Đi trốn'

Tác giả 'Quân khu Nam Đồng' ra tiểu thuyết 'Đi trốn'

"Đi trốn" là cuốn tiểu thuyết hiếm hoi có nhân vật là con em của các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Geneve 1954.