Đọc "Kẻ trộm sách", bạn sẽ thấy Markus Zusak nói với chúng ta về sự an ủi kỳ lạ và sống động của những cuốn sách.

Lấy bối cảnh ở những năm thế chiến thứ hai, cuốn sách nói về Liesel Meminger, một bé gái được nhận nuôi sống ở phố Thiên Đàng. Tại đây, cùng với tình yêu và sự đam mê đặc biệt đối với sách và từ ngữ, Liesel đã gắn kết con người mình với mọi người xung quanh cô.

Lúc ấy Liesel Meminger mới chín tuổi. Bố mẹ ruột cô bé bị đưa đến trại tập trung, em trai đã chết trên đường cùng em đến nhà bố mẹ nuôi. Tại phố Thiên Đàng, ông bà Hans Hubermann đã nhận nuôi em. Cô bé lớn lên trong sự yêu thương của Bố, sự khắc nghiệt của Mẹ, sự khủng khiếp của bom đạn và sự cuốn hút của những quyển sách.

Khi nhìn thấy những cuốn sách, Liesel Meminger luôn cảm thấy sự say mê đặc biệt: “Khắp nơi là sách! Trên mỗi bức tường là những chiếc kệ nhét đầy sách nhưng hết sức trật tự. Khó có thể nhìn thấy được lớp sơn tường.

Chỉ có những con chữ theo phong cách và kích thước khác nhau trên gáy của những quyển sách màu đen, màu đỏ, màu xám, những quyển sách đủ màu. Đó là một trong những cảnh tượng đẹp đẽ nhất mà Liesel Meminger từng thấy. Con bé nở nụ cười kinh ngạc.”

{keywords}

Tác phẩm Kẻ trộm sách của nhà văn Markus Zusak.

Kẻ trộm sách là tác phẩm cuốn người đọc vào những cảm xúc nghẹt thở, muốn ngừng lại nhưng không thể nào đặt cuốn sách xuống được. Ta bắt buộc phải đi theo nó, đi đến cùng, đi đến cùng để rồi vỡ oà trong niềm thổn thức nghẹn ngào.

Nếu như Leonard Cohen từng nói rằng “Chúng ta xấu xí thật đấy nhưng chúng ta vẫn còn âm nhạc.”, thì ở Kẻ trộm sách, bạn sẽ thấy rằng Markus Zusak nói với chúng ta về sự an ủi kì lạ và sống động của những cuốn sách.

Nó đã giúp cô bé Liesel Meminger bồi đắp tâm hồn trong trẻo, giàu có. Sách đã giúp những người dân ở phố Thiên Đàng sống qua những thời khắc sợ hãi nhất của bom đạn, là sợi dây nối liền tình bạn kỳ lạ và đẹp đẽ của Liesel và Max, là ánh sáng lấp lánh theo Liesel trong suốt cuộc đời đằng đẵng,…

Đó là một cuốn sách kỳ diệu, được kể bằng lời kể chuyện của Thần Chết, một hiện thân của những mất mát, chết chóc, đau buồn, tăm tối, và huỷ diệt. Nhưng sáng bừng lên giữa màu xám của cuộc chiến tranh khốc liệt ở nước Đức khi ấy, người đọc sẽ thấy được những điều tốt đẹp của con người, những điều sẽ sưởi ấm, xoa dịu bạn.

Con người có lẽ là tạo vật kì lạ nhất trên thế giới này, như chính lời của Thần Chết khi kết thúc cuốn sách: “Tôi những muốn hỏi bà ấy làm sao mà một giống loài lại có thể vừa xấu xa vừa quá vĩ đại như vậy, và làm sao mà từ ngữ của giống loài ấy lại có thể vừa đáng nguyền rủa vừa thần diệu đến thế.”

Dù lấy bối cảnh chiến tranh đầy khắc nghiệt, nhưng Markus Zusak đã đi sâu vào tâm trí con người, lẩy ra từ đầy những phiền muộn u tối để khơi dòng những điều đẹp đẽ nhất.

Trong cuốn sách của ông, mỗi nhân vật đều được hiện diện bằng những vẻ đẹp của tình cảm đầy trìu mền. Độc giả sẽ nhớ mãi một Liesel say mê tưởng tượng, bố Hans với trái tim nhân hậu ấm áp, cậu bé tóc vàng Rud ngây thơ, thẳng thắn, đáng mến, chàng thanh niên Do thái Max, lặng lẽ nhưng nồng nhiệt…

{keywords}

Nhà văn người Úc Marcus Zusak.

Có thể nói Kẻ trộm sách là một trong những cuốn sách mà bạn có thể khóc, cứ thoải mái khóc trong khi đọc. Bạn nên đọc nó và để cho trái tim mình tan vỡ một chút. Bạn nên đọc nó để hiểu hơn về con người, về thứ còn đau đớn hơn nỗi nỗi đau, về cái chết, về chiến tranh, về tình yêu, về mọi thứ từ thứ điên rồ lớn lao nhất đến thứ nhỏ bé đơn giản nhất.

Và hơn hết, cuốn sách tưởng chừng u ám này, lại có khả năng an ủi, nâng đỡ bạn trong những khi tuyệt vọng và cô độc. Chỉ cần đặt niềm tin vào cuộc đời, và theo đuổi cuộc đời này, bạn sẽ có môt kết cục đẹp đẽ như Liesel Meminger, như chính Victor Hugo đã từng nói rằng “Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời”.

Cuộc đời của Liesel Meminger không phải là cuộc đời của một nhân vật cổ tích, nhưng cô đã tìm được sự an ủi, sự hồi sinh từ những cuốn sách, và cuộc đời cô sẽ khiến bạn tin vào những điều đẹp đẽ.

{keywords}
Cuốn sách từng được Hollywood chuyển thể thành phim cùng tên.

Kẻ trộm sách được xuất bản vào năm 2005 và được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ. Bên cạnh chiến thắng giải thưởng văn học tại Úc, cuốn sách còn giữ vị trí bán chạy số một trên Amazon và New York Times. Cuốn sách đã được chuyển thể thành một bộ phim cùng tên vào năm 2013.

Theo Zing