Lễ ra mắt 2 cuốn tùy bút về ẩm thực mang tên: Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa Nửa vòng Trái đất uống một ly trà của nhà văn Di Li vừa được tổ chức chiều 12/11 tại Hà Nội.

{keywords}
Nhà văn Di Li ra sách ẩm thực vì... ham ăn.

Tùy bút ẩm thực là thể loại không nhiều người viết, nhưng Di Li tự nhận mình là một người đam mê văn hóa ẩm thực. Chị cho rằng, ẩm thực không chỉ là ăn uống mà còn là hồn cốt, văn hóa của mỗi dân tộc. Phong cách ẩm thực luôn gắn liền với thổ nhưỡng, địa lý, tôn giáo và tính cách dân tộc nên thông qua ẩm thực, người ta có thể đọc ra được nhiều mã số văn hóa và lịch sử của dân tộc ấy.

Vẫn với phong cách hài hước quen thuộc, đôi khi chứa đựng cả sự da diết và nâng niu đối với hồi ức qua từng món ăn của Di Li, cuốn Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa là 53 câu chuyện về những món ăn ở khắp các vùng miền. Ẩm thực Huế, Sài Gòn, Hội An, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Pleiku, Châu Đốc, Phú Quốc, Đồng Tháp, Hải Phòng… hiện lên quen thuộc và lạ lẫm. Tác giả cũng dành một tình yêu lớn cho ẩm thực Hà Nội với năm câu chuyện về phở mà chị gọi là “Mùi xứ sở”.
 
Còn cuốn Nửa vòng Trái đất uống một ly trà trái lại là một cuộc phiêu lưu khác trong thế giới ẩm thực. Đó là những sinh vật kỳ dị trong khay hải sản ở Busan, lịch sử 1.200 năm không ăn thịt của người Nhật, những người cuồng ớt ở Tứ Xuyên, sở thích ăn côn trùng của người Campuchia, những bữa “ăn chùa” trên con đường theo dấu chân Phật… 54 câu chuyện ẩm thực đa dạng sắc màu văn hóa sẽ đưa độc giả tham dự những bữa tiệc kỳ lạ vòng quanh thế giới từ Á sang Âu, Phi.

{keywords}
"Trong những giấc mộng đầy thèm khát và tràn ngập đồ ăn thức uống, tôi tỉnh thức, tôi u mê và lú lẫn giữa thực và ảo, giữa quá khứ và hiện thực nên đã cho ra đời 2 cuốn sách này", nhà văn Di Li chia sẻ.


Đặc biệt, trong cuốn sách còn giới thiệu tương đối đầy đủ về văn hóa trà thế giới: Trà đỏ Thổ Nhĩ Kỳ, trà sữa đất nung Ấn Độ, trà đen Sri Lanka, trà nhuộm màu Thái Lan, trà đạo Nhật Bản, trà bơ Tây Tạng...

Nhà văn Di Li chia sẻ: "Trên đời này, tôi chưa thấy ai háo hức với ẩm thực và ăn khỏe như mình, nên việc vật lộn với sự lựa chọn giữa đồ ăn ngon và trọng lượng luôn phải đạt ở mức 50kg là một nỗi trăn trở, dằn vặt, day dứt, tiếc nuối, ân hận, đọa đày và ám ảnh khôn nguôi.

Trong những giấc mộng đầy thèm khát và tràn ngập đồ ăn thức uống, tôi tỉnh thức, tôi u mê và lú lẫn giữa thực và ảo, giữa quá khứ và hiện thực nên đã cho ra đời 2 cuốn sách này với 107 câu chuyện ẩm thực. Người thất tình viết chuyện tình nó điên cuồng như nào thì người nhịn ăn viết sách ẩm thực cũng cuồng điên như vậy".

"Tôi cho rằng, mình đang sở hữu một vị giác có trí nhớ siêu việt. Nó lưu giữ hồi ức về những món ăn chỉ một lần duy nhất thậm chí cách đây ba chục năm, nhưng vẫn cứ như vừa được ăn sáng nay. Vì thế những câu chuyện này có một ít được viết rải rác, còn phần lớn mình viết lại theo ký ức...", nhà văn Di Li chia sẻ.

Nhận xét về bộ sách của Di Li, nhà thơ Đỗ Trung Lai cho rằng: "Chỉ cần qua dăm trang sách, Di Li đưa người ta từ Việt sang Nhật, từ Osaka tới Kobe, từ ngoài mưa vào trong bếp, cho người ta biết lịch sử ăn thịt của người Nhật và khoa học hóa tuổi thọ của họ, thỏa mãn trí tò mò của người đọc... Đúng là văn du ký của một người chuyên viết truyện trinh thám!".

Tình Lê

Theo chân nhà văn Di Li khám phá bình minh ở Sahara

Theo chân nhà văn Di Li khám phá bình minh ở Sahara

Di Li là một trong số không nhiều người Việt đã may mắn được đặt chân lên sa mạc lớn nhất thế giới và chị đã mang Sahara vào trong cuốn du ký mới nhất của mình, mang tên “Bình minh ở Sahara”.