Cuộc thi bắt đầu phát động từ năm 2017 - 2020. Trong 3 năm qua, BTC đã nhận được hơn 120 bản thảo tham dự và hưởng ứng cuộc thi. Sau vòng Sơ loại đã có 88 tác phẩm được chuyển tới Ban Sơ khảo, bao gồm 78 tiểu thuyết, 10 truyện ký và ký.

Sau vòng Sơ khảo, có 39 tác phẩm đã được lựa chọn vào Chung khảo để đánh giá, xét giải thưởng. Từ đó, Hội đồng Chung khảo đã tiếp tục chọn lọc rất công tâm, khách quan những tác phẩm chất lượng và xứng đáng để căn cứ theo các hạng mục giải thưởng trao giải như sau:

{keywords}
Các tác phẩm đoạt giải. 

Về tiểu thuyết: 2 Giải A mỗi giải trị giá 50 triệu đồng cho 2 tác phẩm: Phận liễu (nhà văn Chu Thanh Hương) và Rễ người (nhà văn Đoàn Hữu Nam); 3 Giải B mỗi giải trị giá 30 triệu đồng cho 3 tác phẩm: Diều hâu (nhà văn Nguyễn Trí), Giáp mặt (nhà văn Phạm Thanh Khương), Kim tiền (nhà văn Nguyễn Như Phong); 4 Giải C mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng: Đảo bạo bệnh (tác giả Đức Anh), Đỉnh phù vân (nhà văn Đỗ Xuân Thu); Gia tộc tướng cướp (nhà văn Lại Văn Long), Mê cung (nhà văn Nguyễn Đăng An); 

Về ký và truyện ký: Giải A trị giá 50 triệu đồng trao cho tác phẩm Đối mặt sói trắng (tác giả Phan Thế Cải); 2 Giải B mỗi giải trị giá 20 triệu đồng được trao cho 2 tác phẩm: Nắng Cam Ranh (nhà văn Bạch Lê Vân Nguyên), Kể chuyện giới tuyến (nhà văn Lương Sỹ Cầm); 1 Giải C trị giá 10 triệu đồng trao cho tác phẩm CM 12 phía sau kế hoạch phản gián (tác giả Nguyễn Khắc Đức); 1 Khuyến khích.

Ngoài ra, BTC tặng 7 Giải Khuyến khích chung cho cả 2 thể loại mỗi giải thưởng trị giá 10 triệu đồng. 

{keywords}
3 tác giả đạt giải A.

Phát biểu tại lễ trao giải, thiếu tướng Mã Duy Quân - Cục phó Cục Truyền thông CAND, Giám đốc NXB Công an nhân dân: Cuộc thi nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà văn và các cây bút trong cả nước thâm nhập thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng CAND nhằm sáng tạo những tác phẩm văn học phản ánh chân thực, sinh động hình tượng người chiến sĩ Công an, những nhiệm vụ thầm lặng, những chiến công xuất sắc của lực lượng CAND Việt Nam và toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; đặc biệt là tập trung phản ánh yêu cầu của công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Trên cơ sở đó các tác giả xây dựng nên những tác phẩm văn học có giá trị, vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chính trị sâu rộng về cuộc sống, chiến đấu và những gian khổ, hy sinh của người chiến sĩ Công an vừa giúp định hình và phát triển vững chắc mảng đề tài văn học liên quan đến lực lượng CAND, đồng thời trong những năm qua các tác phẩm văn học về đề tài này đã thực sự thu hút được sự chú ý, yêu thích của đông đảo bạn đọc.

Nhà văn Chu Thanh Hương - hiện đang công tác tại phòng PX03, Công an tỉnh Lạng Sơn chia sẻ với VietNamNet: "Tôi bắt đầu viết văn từ rất sớm, cuốn sách đầu tiên tôi được in là do NXB Kim Đồng làm "bà đỡ" và từ đó, sự nghiệp viết văn của tôi được thúc đẩy. Thời trẻ, tôi vô tình đọc được một câu: "Khi còn trẻ bạn hãy cho mình một lần làm theo ý mình. Vì có lựa chọn sai bạn vẫn có thời gian để làm lại từ đầu". Từ đó, tôi thấy mình cần dũng cảm một lần. 10 năm theo đuổi con đường viết lách tôi dành tất cả thời gian có thể ngoài công việc chính để có thể viết.

Tác phẩm Phận liễu của tôi thông qua cuộc đời, số phận của một người phụ nữ, là cô gái hiền lành thông minh ở miền sơn cước. Nhưng khi lấy chồng trải qua rất nhiều biến cố, phận làm dâu bị soi xét, chồng hiểu lầm... cô phải vươn mình ra để cứu dỗi cuộc đời của mình. Nhưng cuộc đời xô đẩy và cũng vì lòng tham, cô gái đã trở thành bà trùm buôn lậu khét tiếng. Nhân vật của tôi là nguyên mẫu ngoài đời mà công việc đã giúp tôi tiếp cận được.

Tuy nhiên, đây không phải là cuốn sách về "bà trùm buôn lậu" lừng lẫy nhất miền biên ải mà chỉ là câu chuyện về cuộc đời của một người phụ nữ không đầu hàng số phận. Một người phụ nữ dám yêu dám hận, dám làm dám chịu, dám tin tưởng, hy sinh và yêu thương dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào".

Tình Lê

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ra tiểu thuyết mới sau 8 năm

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ra tiểu thuyết mới sau 8 năm

"Biên sử nước" là một cuốn tiểu thuyết mỏng (125 trang) nhưng đầy dụng công về cấu trúc và điêu luyện trong ngôn ngữ.