Cuốn sách du ký kỳ công của tác giả Claude Bourrin sẽ đem tới cho độc giả cái nhìn toàn diện hơn về Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Đông Dương ngày ấy là cuốn du ký, chứa đựng những dòng hồi ức của tác giả Claude Bourrin về Việt Nam giai đoạn 1898 – 1908.

Tác phẩm được xuất bản đầu tiên vào năm 2008. Lần tái bản này, sách được bổ sung phần thiếu, sửa chữa những lỗi sai trong lần xuất bản đầu. Ngoài ra, dịch giả Lưu Đình Tuân còn bổ sung một số hình ảnh minh họa cho nội dung các đoạn văn, sắp xếp, bổ sung các chú thích cho dễ hiểu.

{keywords}

Hình ảnh khách sạn Grand ở Đà Nẵng vào năm 1968-1972. Ảnh: T.L.

Khác với những cuốn sách khác về lịch sử, Đông Dương ngày ấy thực sự là một cuốn du ký thời “ông bà tôi” ở xứ Đông Dương qua lăng kính của một nhà kịch nghệ.

Người đọc có thể tìm thấy những trích đoạn hài hước, dí dỏm về một món ăn đến những nhận xét bất ngờ khi tuyển nhân viên đầu bếp. Những bất đồng ngôn ngữ giữa phụ nữ An Nam và các quan lớn cũng là chuyện “cười ra nước mắt” qua cách kể chuyện của Claude Bourrin.

Không chỉ có những ghi chép kiểu bông đùa, hóm hỉnh, tác giả còn tỉ mỉ ghi lại những vùng đất, con người nơi ông đi qua, sinh sống và làm việc.

{keywords}

Bìa sách Đông Dương ngày ấy. Ảnh: Huy Hoàng.

Từ chợ hoa, nhà hát, sân khấu kịch, những tầng lớp bần cùng như người phu xe đến tầng lớp quan lại, trí thức, vua Thành Thái… hiện lên trong Đông Dương ngày ấy với nhiều màu sắc. Hơn hết, ông đánh giá đời sống và con người xứ An Nam bằng tâm hồn nhạy cảm và sự chia sẻ, thấu hiểu. Rõ ràng, nếu không gắn bó dài lâu với vùng đất này, tác giả khó có cách nhìn và đánh giá công tâm như vậy.

Nhà nghiên cứu Corinne Flicker, tiến sĩ khoa học Đại học Aix-Marseille từng khẳng định: “Kế hoạch của Claude Bourrin là trả lại nhiều hơn công lý cho công chúng thuộc địa mà đôi khi người ta tưởng rằng đó là những kẻ không thưởng thức nổi những tác phẩm có giá trị văn học”.

Claude Bourrin là một trong những người có công lớn trong việc đưa nghệ thuật kịch nói tại Đông Dương lên một tầm cao mới. Ông từng giữ chức Giám đốc Nhà hát Lớn tại Hà Nội vào năm 1927-1928, giám đốc của Nhà hát Lớn Hải Phòng, Hà Nội và Sài Gòn vào năm 1928-1930.

Các tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là Đông Dương ngày ấy, Xứ Bắc kỳ xưa.

Theo Zing