- "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này và tôi cũng không hiểu rõ lắm về các ngôi trường âm nhạc chính quy của Việt Nam".


Liên quan đến việc ca sĩ Trọng Tấn nộp đơn xin nghỉ dạy ở Học viện âm nhạc quốc gia đang gây chú ý dư luận những ngày gần đây, VietNamNet đã phỏng vấn ca sĩ Thanh Bùi, HLV Giọng hát Việt nhí xung quanh việc dạy nhạc tại nước ngoài cũng như ở VN và quan điểm của anh về việc giảng dạy trong các trường âm nhạc chính quy.  

Trước khi về Việt Nam, nghe nói anh đã từng giảng dạy về âm nhạc ở Úc?

- Đúng vậy, tôi đã bắt đầu dạy nhạc từ năm 20 tuổi, tính đến nay đã được 10 năm. 6 năm trước, tôi mở ngôi trường âm nhạc của riêng mình có tên là International Artist Academy, chuyên giảng dạy thanh nhạc, piano, guitar, violin và cả vũ đạo. Khi trở về Việt Nam thì tôi đã có 2 cơ sở tại Melbourne và Sydney.

{keywords} 

Thu nhập của họ so với mặt bằng chung ở Úc như thế nào?

- Thu nhập của họ rất tốt, hoàn toàn có thể thoải mái sống với nghề. Thực tế, các giáo viên âm nhạc ở nước ngoài đều được nhận mức đãi ngộ tương đối khá. Những người giỏi thậm chí có thể làm giàu dễ dàng. Việc họ nhận được 70, 80 hay 100, 120USD cho một giờ giảng dạy là chuyện bình thường.

Lý do là vì nghề này rất được coi trọng. Ngoài ra, khi được trả thù lao xứng đáng thì họ sẽ hết mình với công việc hơn. Điều đó tốt cho ngôi trường, cho học sinh và cho chính cả những người làm quả lý như tôi.

Lấy ví dụ với riêng International Artist Academy, chất lượng đầu ra luôn được đánh giá cao. Năm tôi thi Idol và đạt hạng 8 thì học trò của tôi lọt vào tận Top 3. Hay như năm nay, tôi cũng có học trò đi vào đến tận đêm chung kết của The Voice Úc. Ngoài ra, rất nhiều em được tham gia các vở nhạc kịch lớn như Lion King hay Miss Saigon. Nhờ vậy mà uy tín của trường cũng được nâng lên nhiều.

 Vậy với các giáo viên của Soul Academy ở Việt Nam thì sao?

- Tôi cũng áp dụng cách điều hành tương tự thôi. Tôi đòi hỏi họ phải đáp ứng được về mặt chuyên môn và tôi nghĩ họ cũng có một cuộc sống ổn định.

Nếu như anh nhận được lời mời tham gia giảng dạy ở những trường âm nhạc quốc gia chính quy, anh nghĩ sao?

- Thực sự, tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này và tôi cũng không hiểu rõ lắm về các ngôi trường âm nhạc chính quy của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có cơ hội được góp sức mình để đào tạo các bạn trẻ thì tôi cũng không từ chối. Nhưng khi ấy, tôi làm vì đam mê chứ không phải vì tiền.

- Vậy theo anh, vấn đề thu nhập có ảnh hưởng đến tinh thần giảng dạy của giáo viên, giảng viên âm nhạc không?

Phải nói một lần nữa là tôi không biết các giáo viên, giảng viên âm nhạc ở Việt Nam nói chung thu nhập như thế nào. Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi thì nếu như có được mức đãi ngộ tốt, chắc chắn họ sẽ cống hiến hết mình cho công việc giảng dạy.

Cảm ơn anh về những chia sẻ!

Linh Phạm