- Đại diện Việt Nam tại cuộc thi Nam vương Quốc tế lọt vào top ứng xử nhưng gây thất vọng bởi khả năng tiếng Anh hạn chế, trong khi người phiên dịch do BTC chuẩn bị lại mắc lỗi nghiêm trọng.

Đêm chung kết cuộc thi Nam vương Quốc tế 2016 (Mister International 2016) vừa được diễn ra tại Thái Lan vào tối 13/2. Đại diện Việt Nam tại đấu trường nhan sắc nam giới này là Nguyễn Tiến Đạt đã cơ cơ hội bước vào phần thi ứng xử sau khi may mắn lọt vào top 6 thí sinh cuối cùng.

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của nhiều khán giả rằng đại diện Việt Nam có thể tự tin trả lời ứng xử bằng tiếng Anh thì Tiến Đạt đã bộc lộ khả năng nói tiếng Anh non nớt của mình. Bằng chứng là chỉ với câu chào “Goodnight everyone!” rụt rè và cách phát âm tiếng Anh thiếu chuyên nghiệp của đại diện Việt Nam.

Sau câu chào ngắn gọn bằng tiếng Anh, đại diện Việt Nam phải cần đến phiên dịch viên do BTC chuẩn bị. Điều đáng nói là nữ phiên dịch này cũng bộc lộ sự thiếu chuyên nghiệp khi dịch sai câu hỏi của Tiến Đạt một cách trầm trọng. Với câu hỏi: “What do you think is the next big thing in your country in next decade?” (Theo bạn, đâu là vấn đề lớn nhất của đất nước bạn trong thập kỷ tiếp theo?) thì người phiên dịch đã dịch nhầm chữ ‘decade’ có nghĩa là ‘thập kỷ’ thành ‘một năm’ khiến nội dung câu hỏi bị sai lệch.

{keywords}
Nữ phiên dịch đã mắc lỗi nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến phần dự thi của thí sinh Việt Nam.

Sau khi nghe câu hỏi từ người phiên dịch, đại diện Việt Nam tỏ ra lúng túng và yêu cầu được nghe lại câu hỏi một lần nữa. Sau một lúc cười trừ, Tiến Đạt đưa ra câu trả lời khá lủng củng và gây nhiều tranh cãi. 

Anh cho rằng Việt Nam đang ‘vươn lên toàn cầu’ nhưng vấn đề này của Việt Nam ‘cũng đang rất là yếu’ nên cần phải ‘mở nhập hội’ toàn cầu. Người phiên dịch cũng tiếp tục có cách dịch thuật khá thô về ý nghĩa câu trả lời của Tiến Đạt khi cho rằng ý câu trả lời của anh là "chào đón tất cả mọi người từ mọi quốc gia đến với đất nước chúng tôi". Các từ khóa quan trọng của câu trả lời như toàn cầu, hội nhập đều không được diễn đạt trong phần phiên dịch này.

Sự cố phiên dịch viên tương tự cũng từng xảy ra với Nam Em tại cuộc thi Hoa hậu Trái Đất vừa qua. Nam Em được nhiều khán giả kỳ vọng sẽ lọt vào vòng trong những cơ hội ấy của người đẹp Việt bỗng chốc vụt mất vì sự cố của người phiên dịch.

Đối với Tiến Đạt lần này cũng không ngoại lệ, bên cạnh sai lầm tai hại của người phiên dịch, nội hàm câu trả lời của Tiến Đạt cũng góp phần khiến anh mất đi cơ hội tiến sâu hơn nữa.

Chung cuộc, đại diện Việt Nam dừng lại ở Top 6 trong khi ngôi vị Nam vương Quốc tế 2016 thuộc về Paul Iskandar đến từ Li Băng. Đây là lần thứ 3 các chàng trai đến từ Li Băng đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi này.

{keywords}
Đại diện Li Băng đăng quang ngôi vị cao nhất.

Cuộc thi Mister International được xem là một trong những cuộc thi nhan sắc uy tín dành cho nam giới. Cuộc thi này được diễn ra lần đầu vào năm 2006 và tổ chức thường niên cho đến nay. Nam vương Tiến Đoàn từng xuất sắc đại diện Việt Nam đăng quang ngôi vị cao nhất của cuộc thi vào năm 2008.

Trao đổi với VietNamNet, Ngô Tiến Đạt, Mr International 2008, giám khảo của đêm chung kết cho biết lúc đầu Tiến Đạt đã được chuẩn bị rất kỹ phần này. "Bạn Duy - người hỗ trợ cho Đạt đã liên hệ để tìm được người phiên dịch là MC chuyên nghiệp nên tôi nghĩ rất tự tin về phần này. Tuy nhiên, tình hình trên sân khấu rất khác, có lẽ do quá lúng túng nên cả Đạt và cô MC đó không được tốt. Phải hỏi lại câu hỏi, nói nhỏ, tiếng khó nghe, nhưng quan trọng hơn là không đi đúng trọng tâm nếu không nói là dịch sai và trả lời chưa chuẩn thật sự câu hỏi khiến Đạt khó để trả lời. Tôi ngồi dưới mà còn giật mình, thì chắc chắn với người đang có áp lực cao như vậy sẽ khó trả lời tốt hơn", anh chia sẻ.

Ngoài ra, Ngô Tiến Đoàn nhận xét, Tiến Đạt có thể hình đẹp, gương mặt ăn hình, hiền lành, được mọi người trong đoàn yêu mến. Tuy vậy Đạt bị nhược điểm là hơi nhút nhát nên chưa thật sự nổi bật trước đám đông. Đạt được đánh giá là có nụ cười đẹp, cuốn hút, tuy nhiên cần phải cải thiện một chút về hàm răng.

Bảo Bảo