Và bị loại ngay từ vòng sơ khảo, không hề cảm thấy oan ức....

TIN BÀI KHÁC

Tôi kể lại chuyện này không vì điều gì khác hơn, là hy vọng một ai đó chuẩn bị tham gia/hoặc xem những cuộc thi tương tự, hãy hiểu rằng có rất nhiều thứ trên đời không như bạn "tưởng". Đó vẫn là thực tế đã diễn ra, nhưng cái cách mà nó xuất hiện trước mắt bạn đã được lựa chọn và xếp đặt bởi người tổ chức. Hay nói cách khác - thực tế bị điều khiển và chỉnh sửa.

Tôi vốn là một đứa thích ca hát và ham chơi, là một người thích giọng của Susan Boyle hơn nhiều thứ trên đời. Vì thế, cuộc thi Vietnam's Got Talent xuất hiện quả là một sự kiện thú vị. Tuy nhiên vì mải chơi những thứ khác và cũng không quá chú trọng thi, mãi đến buổi chiều cuối cùng của vòng sơ loại tại HN, tôi mới chạy đến đăng kí tham gia, diện thí sinh đăng kí trực tiếp.

Trong thông tin trên trang web chính thức, BTC yêu cầu thí sinh sơ khảo chuẩn bị nhạc đệm - với phần thi hát. Tuy nhiên, phòng thi sơ khảo của tôi không có dụng cụ hay dàn âm thanh. Đó là một "căn phòng'' được quây tạm bằng vải bạt trong khu The Garden, chỉ có hai chị giám khảo ngồi trước một chiếc bàn, đối diện là một chiếc ghế dành cho thí sinh. Phòng thi của tôi may mắn còn được quây bạt, từ chỗ chờ nhìn sang bên cạnh khoảng 4m, một "phòng thi" khác được đặt giữa sảnh, không gian được xác định bằng hàng ghế xếp và vài thí sinh chờ lố nhố. Tất cả dụng cụ cần có là bàn và ghế. Không micro, không dàn âm thanh. Tôi tự hỏi với không gian như vậy - lại nằm giữa trung tâm thương mại - làm sao có thể nghe được giọng thí sinh chuẩn được nhỉ?!

Nhóm chờ có 6 người. Tôi bắt chuyện với một cô bạn ở Bắc Ninh, hình như tên là Hoa, và một cậu bạn từ Hải Phòng lên tận HN để thi tiếp cho vui, có một chú còn thi từ tận Lạng Sơn, qua Hải Phòng, thi tiếp ở HN. Hồi hộp mãi cũng đến lượt mình. Tôi hát “Blower’s Daughter”, sau đó được yêu cầu hát một bài tiếng Việt, chẳng nghĩ ra bài nào, tôi hát một đoạn "Góc phố dịu dàng". Hát xong tôi chào giám khảo đi ra.

Chạy ra ngoài, tôi hớn hở hỏi mọi người xem nghe thế nào, mọi người gật gù, "được mà". Sau đó một số bạn vào thi tiếp, có Hoa và một cậu khác. Hoa hát hơi nhỏ nhưng đúng nhạc, đúng tông, bài của Đông Nhi; nhưng cậu bạn kia thì đúng là - như cái cách mọi người ví von - "thảm họa âm nhạc". Cậu ấy gào tướng lên mấy bài nhạc trẻ và cả nhạc vàng, "Yêu nhau ghét nhau", rồi mấy bài tình khúc nghèo gì đó, theo một nhịp điệu khó hiểu. Mọi người ở ngoài lắc đầu và cười.

Rồi lũ chúng tôi được gọi vào một phòng nữa. Tại đây, một chị đọc tên tôi, và Hoa và bảo chúng tôi để lại số báo danh và đi về, nếu không có thông báo của BTC thì hẹn gặp lại các bạn ở lần sau. Các bạn khác ở lại để vào phòng ghi hình.

Tôi nghĩ, "chắc là bị loại rồi", nhưng ngạc nhiên lắm, vì chẳng lẽ mình hát lại thua cậu bạn "thảm họa" kia?

Trên đường về tôi nghĩ, họ đưa cậu bạn ấy vào phòng ghi hình để làm gì? Đề ghi lại phần trình diễn thảm họa và buồn cười của cậu ấy ư? Chắc là để "làm màu" cho chương trình, để cho có nhiều kiểu. Tôi và Hoa, hai đứa chẳng đặc biệt, chẳng chiêu trò gì, cũng chẳng đến mức thảm họa hay quái lạ để gây cười được cho ai. Đi về là đúng thôi.

Sau này, khi Vietnam's Got Talent phát sóng, tôi không xem một buổi nào. Tôi không tin chương trình sẽ có sự chọn lọc và chỉ cho công chúng xem những tài năng thực sự. Bởi tôi biết rằng ngoài những "Talent" theo đúng cách mà mọi người thường hiểu, cũng có những điều kì quặc khác được đưa lên hình để mọi người cùng xem, cùng bàn tán và bình luận,... để cho xôm trò. Bạn phải trình diễn sự khác người của bạn, dù theo hướng tích cực hay tiêu cực; và người ta sẽ ghi lại những khoảnh khắc đó. Tôi không muốn xem những điều đó.

Thực ra, tôi cho rằng cũng không khó để nhận thấy những "trò lố" được sắp đặt, nếu người xem biết rằng ngoài phần trình diễn các bạn được xem trên hình, còn có một vòng sơ loại với hàng trăm nghìn thí sinh trên cả nước tham gia. Vậy tại sao những "màn trình diễn thảm họa" vẫn còn tồn tại trên truyền hình? Tại sao có những người được lựa chọn đứng trước máy thu hình – để rồi sự tự tin và cả sự ngây thơ của họ sẽ khiến họ bị cười nhạo, bị dè bỉu một cách kinh khủng trước công chúng, làm trò cười cho thiên hạ? Vòng sơ loại là để loại cái gì?

………………

Cho đến một ngày đẹp trời, câu chuyện với Quỳnh Anh xảy ra…

Tôi nói: “Tôi không ngạc nhiên!”.

Nhưng, một cách cực kì cá nhân, tôi có thể hiểu được Quỳnh Anh, tôi có thể hiểu được bà mẹ, tôi có thể hiểu được BTC, tôi có thể hiểu được báo chí, ..... tôi chỉ không hiểu được các bạn – người xem. Tại sao các bạn lại hành động như vậỵ tại sao các bạn lại chọn lựa xem những điều đó, và tại sao các bạn lại chửi bới? Các bạn có thể nói cho tôi biết được không?

Tôi nhớ đến đoạn đối thoại trong cuốn sách “Axit Sunfuric” của Amélie Nothomb

- Tôi tự hỏi đâu là những cảnh khiến khán giả quan tâm nhất…

- …


- Theo anh chị,… ai là người có tội trong việc này?


- Bọn kapo, người đàn ông trả lời.


- Không, các nhà tổ chức, một người chẳng nói bao giờ lên tiếng.


- Các vị chính khách, những người không cấm đoán gì chương trình khủng khiếp này, MDA82 nói.


- Còn chị, Pannonique, chị nghĩ sao? EPJ327 hỏi.


Không khí trở nên yên ắng, như mỗi khi mọi người hướng sự chú ý về phía cô.


- Tôi nghĩ rằng những kẻ có tội nhất là khán giả, cô trả lời.


- Liệu chị có hơi bất công không? Người đàn ông hỏi. Những người đó trở về nhà sau một ngày làm việc, họ kiệt sức, cảm thấy buồn tẻ, trống rỗng.


- Còn những kênh khác, Pannonique nói.


- Chúng ta đều biết rằng các chương trình truyền hình thường là đề tài nói chuyện của mọi người. Chính vì vậy mà họ xem cùng những thứ giống nhau, để không bị gạt ra lề và để có cái gì đó chia sẻ.


- Nếu vậy, bọn họ có thể cùng xem những chương trình khác, Pannonique trả lời… Bọn họ chỉ cần đổi sang kênh khác, việc này đâu có gì khó khăn.


- Tôi không đồng ý, MDA 802 tuyên bố. Khán giả sai lầm, hẳn rồi. Nhưng từ đó mà kết luận họ là những người có tội nhất ư! Tội của họ chỉ là sự thụ động. Những người tổ chức và các chính trị gia còn có tội hơn gấp ngàn lần.


- Tội ác của họ được cho phép, và vì vậy mà nó được tạo ra bởi các khán giả, Pannonique nói. Các chính khách là hiện thân của công chúng. Còn những người làm ra chương trình này, chúng là những con cá mập chỉ biết lợi dụng các kẽ hở, nghĩa là chỗ nào có thị trường để chúng kiếm lời. Khán giả có tội vì họ tạo ra thị trường mang lại lợi nhuận cho chúng.


- Chị không nghĩ rằng chính những người tổ chức chương trình mới tạo ra thị trường giống kiểu một nhà quảng cáo biết tạo ra nhu cầu ư?


- Không. Trách nhiệm cao nhất thuộc về những người chấp nhận xem một chương trình không khó lên án như thế.


- Còn bọn trẻ thì sao? Người phụ nữ nói. Chúng tan học về nhà trước bố mẹ, mà bố mẹ chúng không phải ai cũng đủ điều kiện để thuê người giữ trẻ. Họ không thể kiểm soát những gì chúng xem trên TV.


- Các anh các chị hãy thử nhìn lại mình, Pannonique tuyên bố. Các anh chị luôn cố tìm ra cả ngàn cái tội, cả ngàn cách để tha thứ, cả ngàn lời biện minh, cả ngàn lý do để giảm tội trong khi chúng ta cần phải phán đoán một cách đơn giản và cương quyết. Trong cuộc chiến tranh thế giới vừa rồi, những người chọn con đường phản kháng biết rằng điều đó sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể, nhưng họ đã không ngần ngại, không bối rối trước vô vàn lý do để tránh né: họ chiến đấu bởi một lẽ duy nhất là không còn cách nào khác. Đừng nghĩ chúng ngu ngốc. Một đứa trẻ được giáo dục vững vàng không phải là thứ con nít dễ bị lừa như người ta khiến chúng ta tưởng.


- Chị có dự định cải tạo xã hội nào không, Pannonique? Người đàn ông hỏi với giọng châm biếm.


- Hoàn toàn không. Trong khi bọn họ biết khinh bỉ, thì tôi biết kiêu hãnh và biết trân trọng. Vậy thôi.


- Còn anh, EPJ327, anh không nói gì hết, anh nghĩ thế nào?


- Tôi thấy sợ khi nhận ra rằng ở đây chỉ có một người duy nhất mà ta có thể tin chắc là chị ấy sẽ không bao giờ xem “Trại tập trung” đó là Pannonique. Vì thế tôi đi đến kết luận rằng chị ấy có lý, anh trả lời.


Người ta trở nên ngượng nghịu…


….


[*Trại tập trung là một chương trình truyền hình thực tế mới, qua đó, khán giả sẽ được xem cảnh những kapo (từ dùng thời Đức Quốc xã, chỉ những tù nhân được giao nhiệm vụ cai quản nhà tù) độc ác tra tấn các nạn nhân đầy cam chịu. Chương trình có một lượng rating cao khủng khiếp và ngày càng thu hút công chúng].


· A