- Sáng 4/2, tại Đà Nẵng, hơn 400 cán bộ quản lý giáo dục các tỉnh, lãnh đạo các trường ĐH, CĐ ngành sư phạm tham dự hội thảo "Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông" do Bộ GD-ĐT tổ chức.

{keywords}

Thứ trưởng Nguyễn Viên Hiển khẳng định cần phải nhanh chóng đổi mới giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển xác định, đổi mới giáo dục bắt đầu từ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại các trường sư phạm. Tuy nhiên, việc đổi mới vô cùng khó khăn…

Những bất cập được Thứ trưởng đưa ra, phương pháp đọc chép vẫn không chỉ diễn ra tại các trường ĐH, CĐ mà ngay trong hệ thống giáo dục hiện nay. Vì vậy, phương pháp giáo dục này đã quá lạc hậu và cần phải đổi mới ngay từ bây giờ.

Tiếp lời Thứ trưởng, phó GS.TS Nguyễn Thúy Hồng, Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho rằng: đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, số lượng giáo viên còn thiếu và mất cân đối giữa các vùng, các môn học, bậc học – là tồn tại cần khắc phục.

Thêm nữa, một bộ phận nhà giáo còn thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên noi theo….

Điều phối chương trình quốc gia, Trưởng nhóm chuyên gia giáo dục văn phòng quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Tiến sĩ Michel J.Welmond lại cho rằng: Thay đổi những gì diễn ra trong trái tim và khối óc của học sinh-Trách nhiệm chính của bất kỳ hệ thống giáo dục nào-không phải là nhiệm vụ giản đơn.

Trong tham vấn của mình, TS. Michel J.Welmond chỉ ra rằng, để bắt đầu đổi mới toàn diện cần phải xây dựng kỹ năng hướng dẫn cho giáo viên và kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng, đánh giá học sinh, cải tiến hệ thống thông tin, trợ giúp cho sự phát triển bằng hệ thống văn bản chính sách và luật giáo dục. Điều chỉnh các chuẩn và chương trình và đảm bảo việc duy trì hệ thống ưu đãi cho giáo viên và hiệu trưởng. Bởi giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục.

Chính phủ các nước có nền giáo dục tiên tiến đều công nhận: Mối liên hệ giữa kiến thức, kỹ năng của người lao động khi họ bước vào thế giới việc làm và tính cạnh tranh lâu dài của nền kinh tế có rất nhiều yếu tố nhưng không thể thiếu vai trò của người giáo viên tốt. Giáo viên là nhân tố quan trọng trong cải tiến chất lượng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào.

Phó GS.TS Nguyễn Thúy Hồng nhìn nhận, chế độ chính sách đối với đội ngũ làm giáo dục chưa hợp lý để tạo động lực đủ mạnh phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Bà đề xuất, cần phải có giải pháp mạnh và quyết liệt để khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhân lực cho ngành giáo dục.

Theo bà Hồng, cần nhanh chóng tổ chức, tái cấu truc mô hình quản lý hệ thống sư phạm và quản lý nhà trường, các khoa, tổ, bộ môn theo yêu cầu đổi mới hiện nay. Xây dựng chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá không thể theo tư duy cũ khiến nền giáo dục trì trệ.

Tập trung xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cơ sở đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Văn Minh (hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) xác định, cần phải nhanh chóng đổi mới đào tạo giáo viên tại các trường ĐH, CĐ sư phạm bằng nhiều biện pháp đồng bộ đã được đưa ra và từ bỏ ngay phương pháp đọc bài giảng như hiện nay.

Còn PGS.TS Nguyễn Kim Hồng (hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đề xuất, nhà nước phải có chính sách ưu đãi trong việc đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm. Chỉ khi nào các trường đào tạo sư phạm có đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ thì mới mong có được đội ngũ giáo viên bậc phổ thông giỏi.

  • Vũ Trung