- Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với Sở Y Tế và các trường ĐH Y – Dược, trường có đào tạo ngành Y dược trên địa bàn thành phố tiếp tục có cuộc luận bàn về nhân lực cho ngành này.

{keywords}

Các nhà đào tạo luận bàn về nhân sự cho khối ngành sức khỏe

50% nhân lực đang bị lãng phí

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ có khoảng 40-50% học sinh tốt nghiệp khối ngành sức khỏe có việc làm đúng ngành nghề đào tạo.

Các trường công lập thực hiện theo phân công của ngành đối với học sinh tốt nghiệp nên việc làm được đảm bảo 100%.

PGS.TS Trần Xuân Mai – phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho rằng, vấn đề chính là hiện nay các trường phải bàn tính đến chuyện sau năm 2017 khi các trường ĐH không được phép đào tạo trung học. Lâu nay khi hệ trung cấp nằm trong trường ĐH, lực lượng dạy trung cấp luôn nhận được sự hỗ trợ rất lớn của ĐH, sau ĐH. Khi tách ra, bắt buộc sẽ phải lập thêm những trường trung cấp mới vì vậy việc giải quyết chất lượng cũng như cán bộ giảng dạy là điều rất cần thiết.

PGS.TS Mai thẳng thắn: “Chỉ có 40- 50% học viên tốt nghiệp các trường ra là có công ăn việc làm, còn 50% không có công ăn việc làm điều đó có nghĩa nỗ lực của các thầy, cô trong trường đã bị vô hiệu hóa 50% là không hợp với một quốc gia vừa nghèo vừa lãng phí.

Đã đến lúc chúng ta phải đặt vấn đề giữa đào tạo và cơ sở sử dụng, nếu  không sử dụng hết năng suất là lãng phí vô cùng và lỗi của các cơ sở sử dụng. Trường học không có chức năng phân phối cán bộ, chỉ có cung cấp nguồn nhân lực, bản thân chúng tôi đã bỏ công sức ra đề đào tạo rồi các anh phí phạm 50% ( thậm chí còn cao hơn). Với chế độ về cán bộ hiện nay thì nỗ lực của các trường đã bị phí phạm một cách không thương tiếc…” - lời PGS.TS Trần Xuân Mai.

{keywords}

PGS. TS Lê Quan Nghiệm, ĐH Y Dược TPHCM

Trong khi đó, ông Lê Lâm – Hiệu trưởng trung cấp Đại Việt bày tỏ “Có khoảng gần 40% học viên vào học trường Trung cấp Đại Việt đã tốt nghiệp một bằng đào tạo, có trường hợp đã có bằng thạc sĩ, cá biệt có em đã có 4 bằng ĐH, khoảng hơn 20% số SV đang làm tại BV hoặc một cơ sở y tế khác, một vài trường hợp tốt nghiệp ĐH Y Dược vẫn đi học lại trung cấp điều dưỡng…số trường hợp có bằng trái ngành cũng hợp thức hóa bằng cách học thêm. Gần 40 % SV còn lại là học theo kiểu chạy theo xu thế, nghe nói Y dược đang “hot”, dễ kiếm việc làm thì nhào vào cho thấy hậu quả các em đang chọn ngành nghề sai…”

Đại diện trường Trung cấp Ánh Sáng cho rằng, muốn có chuẩn đầu ta thì phải có chuẩn đầu vào của tuyển dụng - tức là các bệnh viện. Có bệnh viện tuyên bố không dám sử dụng nhân lực do các trường tư đào tạo là sai. Trong hàng trăm, ngàn người chỉ có một người nào đó không làm việc, điều này không chỉ ở trường tư, mà ngay cả trường công, không chỉ tại chức mà cả chính quy.

Đào tạo đang có vấn đề

Theo đại diện của các trường để nhân lực cho ngành sức khỏe được đảm bảo chất lượng, cũng như không lãng phí nguồn lực của xã hội các trường phải đào tạo thống nhất chuẩn đầu ra.

PGS. TS Lê Quan Nghiệm - phó Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM bày tỏ, vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay là chất lượng đào tạo, trước đây chỉ có các trường công lập đào tạo theo khung của Bộ, nhưng hiện nay việc đào tạo đang có vấn đề, cả phương tiện, dụng cụ đào tạo vì vậy cần phải làm sao để đạt được chuẩn đầu ra theo đúng yêu cầu của cơ sở tuyển dụng.

PGS.TS Phạm Đăng Diệu – phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch góp ý: nghề nghiệp nào cũng cần một chuẩn đào tạo, nếu có được chuẩn đầu ra chung và đạt được một chuẩn đào tạo thì vấn đề làm việc của SV sẽ tương đối dễ hơn.

“Chuẩn đầu ra của nhà tuyển dụng khác với chuẩn đẩu ra của nhà đào tạo. Một trường ĐH Y sau 6 năm đào tạo ra trường có thể đảm nhận được vai trò, nhưng theo chuẩn của thế giới hiện nay sau 6 năm mới chỉ cung cấp được những kĩ năng và kiến thức cơ bản. Vấn đề là chuẩn đầu ra không chỉ nằm ở trường mà là ở trường và các nhà tuyển dụng. Vì vậy cần có một chương trình hợp lý để có được một chuẩn đầu ra hợp lý.”

{keywords}

PGS. TS Phan Thị Thu Anh, nguyên cán bộ ĐH Y Hà Nội

Theo đại diện của các trường để nhân lực cho ngành sức khỏe được đảm bảo chất lượng, cũng như không lãng phí nguồn lực của xã hội các trường phải đào tạo thống nhất chuẩn đầu ra.

PGS. TS Lê Quan Nghiệm - Phó hiệu trưởng ĐH Y Dược TPHCM bày tỏ, vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay là chất lượng đào tạo, trước đây chỉ có các trường công lập đào tạo theo khung của Bộ, nhưng hiện nay việc đào tạo đang có vấn đề, cả phương tiện, dụng cụ đào tạo vì vậy cần phải làm sao để đạt được chuẩn đầu ra theo đúng yêu cầu của cơ sở tuyển dụng.

PGS.TS Phạm Đăng Diệu – hiệu phó trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch góp ý thêm: nghề nghiệp nào cũng cần một chuẩn đào tạo, nếu có được chuẩn đầu ra chung và đạt được một chuẩn đào tạo thì vấn đề làm việc của SV sẽ tương đối dễ hơn.

“Chuẩn đầu ra của nhà tuyển dụng khác với chuẩn đẩu ra của nhà đào tạo. Một trường ĐH Y sau 6 năm đào tạo ra trường có thể đảm nhận được vai trò, nhưng theo chuẩn của thế giới hiện nay sau 6 năm mới chỉ cung cấp được những kĩ năng và kiến thức cơ bản. Vấn đề là chuẩn đầu ra không chỉ nằm ở trường mà là ở trường và các nhà tuyển dụng. Vì vậy cần có một chương trình hợp lý để có được một chuẩn đầu ra hợp lý”

Trong khi đó, đại diện trường CĐ Bách Việt bày tỏ: Các trường đừng hướng đến việc chỉ cung cấp nguồn nhân lực trong nước mà cần phải hướng đến việc cung cấp nhân lực cho nước ngoài. Phải coi lại chuẩn đầu ra có đạt được yêu cầu hay không, ngay cả đào tạo đại học, và bác sĩ…

“Nếu không có chuẩn đầu ra một cách thống nhất giữa các trường thì đầu ra sẽ khác nhau. Cần phải xây dựng chuẩn đầu ra thật tốt, SV công lập hay tư thục phải đạt như vậy mới có thể tuyển dụng công bằng”- PGS.TS Phan Thị Thu Anh – nguyên cán bộ ĐH Y Hà Nội cho ý kiến.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y Tế TP.HCM cho rằng, đề xuất được chuẩn đầu ra nhưng có đánh giá đươc hay không rất quan trọng. Hiện nay có những trường cơ sở vật chất tốt như ĐH Y Phạm Ngọc Thạch chỉ đào tạo 400 học viên/ khóa trong khi có những trường tư đào tạo tới 1000SV/ khóa.

• Lê Huyền