Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay, nhiều học sinh 0 học và thi online. Vì vậy, điều băn khoăn của không ít phụ huynh là những điểm thi này có phản ánh thực chất kiến thức mà các con thu nhận được hay không.

{keywords}
 

Kỳ thi học kỳ I vừa qua của con, chị Thu Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) có một “bí mật” không muốn nhiều người biết tới.

Đó là ở “một vài môn” – chị Hà không muốn nói cụ thể, chị đã nhắc bài cho con.

Chị Hà cho biết để hạn chế học sinh gian lận, trường con chị đã yêu cầu mỗi học sinh phải có 2 camera trong khi làm bài. Trong đó, một camera chiếu thẳng từ máy tính xuống tay và mặt, một camera dùng để chiếu góc rộng.

Đề thi cũng là dạng đề trắc nghiệm nên nếu học sinh quay cóp, tìm tài liệu sẽ không đủ thời gian làm bài.

“Cô giáo cũng bắt bật cả micro, nhưng thật sự là vẫn có cách. Camera làm sao quay được hết các góc. Còn khi nhắc thì cứ viết ra giấy thôi”.

Lý do chị Hà đưa ra khi “giúp” con là năm sau con lên lớp 6, nên cần một học bạ tốt để xét tuyển vào một số trường “hot”.

Tuy nhiên, cũng có phụ huynh ngạc nhiên vì điểm số của con cao bất ngờ. 

“Với kiểu vừa học vừa chơi game, chat chit, youtube loạn xạ của con, tôi không hiểu tại sao mấy môn Toán, Lý của con đều hơn 9 điểm” – anh Lê Hòa (huyện Đông Anh) chia sẻ.

Anh cho biết hàng ngày “giục mỏi mồm” cậu con học học hành nghiêm túc, con vẫn ôm máy tính suốt ngày. Có điều, hoạt động chủ yếu lại không dành cho việc học.

“Tôi biết con tôi không phải dạng học sinh xuất sắc đến mức chỉ cần học một tí mà đã giỏi, nên rất ngạc nhiên khi con được điểm cao. Tôi được biết là khi học online, kiến thức đã được giảm tải khá nhiều, bài thi cũng nhẹ hơn khi học trực tiếp, nên nói thực tôi cũng không quá vui mừng với kết quả thi của con” - anh Hòa nói.

Một giáo viên Văn ở trường THCS quận Đống Đa cũng cho biết lượng nội dung kiến thức học sinh được học ở học kỳ này đã giảm tải hơn so với khi học trực tiếp. Vì vậy, ở đợt kiểm tra học kỳ này kết quả của nhóm học sinh khá giỏi vẫn cao là điều dễ hiểu, nhưng một số học sinh có sức học trung bình cũng có điểm cao. Do đó, theo cô, điểm thi không hoàn toàn phản ánh được chất lượng tương ứng của học sinh nếu so với những học kỳ trước.

{keywords}
 

Vẫn có những bảng điểm thật

Tuy nhiên, vẫn có những phụ huynh tự hào và tự tin vào bảng điểm nhiều 9, 10 mà con đạt được trong học kỳ vừa qua.

Chị Nguyễn Hồng Hoa (quận Hai Bà Trưng) cho biết kết quả thi học kỳ và điểm trung bình cả học kỳ I của con rất tốt bởi hai mẹ con đã rất nỗ lực.

"Mình biết học online có nhiều khó khăn hơn khi học trực tiếp nên từ đầu học kỳ đến nay, mình dành nhiều thời gian để học cùng con. Khi có các đề cương ôn tập, mình yêu cầu con phải làm hết và kiểm tra lại, chỗ nào con không hiểu, không làm được thì hai mẹ con cùng tìm cách. Sau đó, mình yêu cầu con học kỹ lại, hỏi đáp theo đề cương cùng con" - chị Hoa cho biết phương pháp rèn con của mình.

Cũng chọn cách đồng hành cùng con, chị Trần Ngọc Hằng (quận Đống Đa) cho biết những ngày trước kiểm tra,  có những buổi tối chị cùng con ôn tập đến tận nửa đêm.

"Nói chung là cũng mệt lắm, nhưng mình nghĩ phải kèm con trong giai đoạn này, chứ bây giờ mà hổng sau này tìm cách học bù còn mệt hơn". 

Chị Hằng cũng nhận xét vì dịch bệnh phải học online nên bài kiểm tra cũng dễ hơn khi học trực tiếp.

"Nhưng tôi vẫn tin điểm thi của con là thực chất vì ở trong lớp vẫn có những bạn điểm khá thấp, còn điểm cao chủ yếu rơi vào nhóm học sinh khá giỏi từ những năm trước".

Dù không có một bảng điểm đẹp long lanh, nhưng chị Phương Anh (quận Ba Đình) cho biết mình chấp nhận sự thật là con học không tốt.

Đã từng “hỗ trợ” cậu con trai học lớp 7 trong đợt kiểm tra giữa kỳ với lý do tại thấy con kém quá nên không đành lòng”, tới đợt thi học kỳ này chị Phương Anh quyết định “buông”.

“Hồi kiểm tra giữa kỳ môn Toán, thấy con trước đó đã có dấu hiệu học sa sút hẳn trong khi những năm trước là học sinh giỏi, nên trong buổi thi tôi cũng loanh quanh nhắc bài cho con. Bài kiểm tra đó con được 9 điểm”.

Tuy nhiên, sau lần thi đó, chị Phương Anh cảm thấy cắn dứt.

“Từ nhỏ đến lớn chúng tôi luôn dạy con phải trung thực, vậy mà chỉ vì một điểm số không quá quan trọng, tôi lại minh chứng và tiếp tay cho con làm ngược lại. Việc làm này sau đó khiến tôi cảm thấy rất xấu hổ và câu chuyện này không nhắc lại một lần nào nữa giữa hai mẹ con.

Đến hôm thi học kỳ I, tôi hoàn toàn để con tự xoay xở. Kết quả con được 5,5 điểm môn Toán. Tất nhiên, tôi đã “ca” cho con một bài, nhưng về khía cạnh khác, tôi hài lòng khi biết được thực chất con “đuối” đến mức độ nào.

Điều này cho thấy việc học online đối với con không hiệu quả, tôi rất mong sau Tết trường học có thể mở cửa trở lại” – chị Phương Anh bày tỏ.

Phương Mai

Phụ huynh Hà Nội đồng tình cho con đến trường sau Tết

Nhiều phụ huynh Hà Nội đồng tình cho con đến trường sau Tết

Thông tin Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ đề xuất cho toàn bộ học sinh khối 7-12 của Hà Nội trở lại trường sau Tết được nhiều phụ huynh phấn khởi đón nhận.

Thi online 'thử thách' sự trung thực của học sinh và phụ huynh

Thi online 'thử thách' sự trung thực của học sinh và phụ huynh

"Tôi vừa muốn con thi một cách thực tế để cô biết con mình học kém như thế đấy, nhưng lại nghĩ điểm con kém quá thì ảnh hưởng đến khi tốt nghiệp cấp 2 của con" - chị Thu chia sẻ.  

Hiệu trưởng nhắn nhủ khi phụ huynh 'đến giới hạn chịu đựng' học online

Hiệu trưởng nhắn nhủ khi phụ huynh 'đến giới hạn chịu đựng' học online

“Khi dạy online, giáo viên không nên nóng vội “chạy chương trình”, mà hãy xây dựng bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn; có nhiều tương tác với học sinh để tiết học ngắn lại, đồng thời nên giao ít bài tập hơn…”.

Nhiều thứ 'oái oăm', phụ huynh xin 'buông' việc học online của con

Nhiều thứ 'oái oăm', phụ huynh xin 'buông' việc học online của con

Xác định phải đồng hành cùng con trong thời gian học online, nhưng không ít phụ huynh choáng váng khi thấy số lượng bài tập hàng ngày con phải giải quyết quá nhiều.

Nhiều gia đình sắp 'nổ tung' vì biểu hiện bất thường của con cái

Nhiều gia đình sắp 'nổ tung' vì biểu hiện bất thường của con cái

Ở một số gia đình, việc con cái cả ngày ôm điện thoại, máy tính đang gây ra tình trạng căng thẳng.