Theo dõi những thông tin về câu chuyện giáo dục gia đình được đăng tải trên VietNamNet, bạn Phương Thảo, sinh viên dự bị Trường ĐH Anh quốc gửi tới tòa soạn bản dịch bài viết đăng tải trên tờ The Washington Post viết về nghệ sĩ Thái Thị Liên, mẹ nhạc sĩ Đặng Thái Sơn. Bài viết có tựa đề "Người phụ nữ Việt Nam 92 tuổi thổi niềm tin vào sự phát triển của âm nhạc nước nhà qua cây đàn dương cầm". Dưới đây là nội dung bài báo.




Nghệ sĩ Thái Thị Liên và con trai Đặng Thái Sơn

(Hà Nội, Việt Nam) -
Thời gian gấp gáp, chỗ này không an toàn để cất giữ. Sáu mươi cây đàn piano được chuyển từ Nhạc viện Hà Nội vào một ngôi làng ở vùng nông thôn, nơi sinh viên có thể thực hành đánh đàn mà không bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa liên tục của máy bay Mỹ ném bom tại Hà Nội.


Những cây đàn piano đã được cất giấu bằng cách chuyển đi bằng tàu hỏa đến các tỉnh lân cận như Bắc Giang. Sau đó, xe kéo bằng gia súc, trâu, bò vận chuyển thêm 13 km nữa. Cuối cùng, đàn được dân làng chuyển bằng tay vào những căn lều mỏng manh với tầng đất ẩm.

Thái Thị Liên, người sáng lập ra Nhạc viện Hà Nội và cũng là một nghệ sĩ dương cầm được đào tạo bài bản tại phương Tây, chịu trách nhiệm đảm bảo rằng, cho dù chiến tranh vẫn xảy ra và vẫn khó khăn vì thiếu cơ sở vật chất, vẫn không thể ngăn những nghệ sĩ tài hoa trẻ tuổi đi tu nghiệp nhạc cổ điển cao cấp ở nước ngoài.


Ngày hôm nay, nhìn vào một bức ảnh đen trắng đã sờn rách theo năm tháng, treo trên đỉnh của cây đàn piano trong phòng khách nhà mình, cụ bà Thái Thị Liên, 92 tuổi, cười rạng rỡ bên 3 người cháu bao quanh. Hình ảnh xưa là một lời nhắc nhở của cuộc hành trình gấp gáp vào năm 1965 tìm nơi sơ tán trong cuộc chiến tranh Việt Nam.


Nhờ cống hiến lâu dài cho nền âm nhạc cổ điển, phòng hòa nhạc chuyên nghiệp quốc gia đầu tiên hiện đang được xây dựng để vinh danh bà.


"Ngày nay, mối quan hệ giữa người thầy giáo và sinh viên đôi khi chỉ là một mối quan hệ nặng về tiền bạc,trò trả tiền thầy dạy". "Nhưng tại thời điểm đó trong làng, thầy trò, các bạn giống như một gia đình lớn và chúng tôi chia sẻ mọi thứ cũng như nỗi đau, niềm vui - và sự san sẻ ấy thực sự là một mối quan hệ nhân văn của con người với con người.

Nghệ sĩ Piano Đặng Thái Sơn

Trong làng không có nước máy hoặc điện. Không khí ẩm ướt của cơn mưa làm hỏng khung gỗ của cây đàn piano, trong khi chuột đói đào hang bên trong, gặm nhấm làm tổ.Vì số lượng đàn piano không đủ nên học sinh buộc phải thay phiên nhau tập luyện suốt ngày đêm.


Đặng Thái Sơn chỉ 7 tuổi vào lúc đó. Mặc dù có bà Liên là mẹ và cũng là giáo viên, anh đã phải phải cạnh tranh với tất cả các - sinh viên lớn tuổi hơn để có cơ hội chạm vào các phím đàn 30 phút mỗi ngày.


Trường học của 400 học sinh chơi các nhạc cụ khác nhau, có tương đắp bằng bùn để cách âm chứ không có phòng.


Nghệ sĩ dương cầm chơi các bản nhạc của Beethoven cho đến khi bị buộc phải dừng lúc tiếng còi báo động máy bay ném bom B-52 Mỹ vang lên.


Một số học sinh, kiên quyết không để mất lượt đánh đàn quý giá của họ, từ chối ngừng chơi, bất chấp nguy hiểm. Tuy nhiên,may mắn là ngôi làng họ tạm trú chưa bao giờ bị giội bom.



Chị gái của anh đã là một nghệ sĩ dương cầm có tiếng và anh trai của Sơn cũng là nghệ sĩ chơi đàn cello. Cha mẹ của Sơn ban đầu không muốn anh lại làm nhạc sĩ vì cho rằng, gia đình đã có đủ nhạc sĩ rồi. Nhưng với anh, khi chạm vào phím, âm nhạc lại tuôn chảy dễ dàng từ một nơi nào đó sâu thẳm bên trong.


Anh nhớ lại mẹ mình yêu thương huấn luyện để chơi các bản ballad lãng mạn của nhà soạn nhạc yêu thích của bà, Chopin. Các cánh đồng lúa xanh ngọc lục bảo, mặt trăng và rừng cây bằng cách nào đó chạm vào tâm hồn anh trong những năm đầu tiên học nhạc ấy.


Ngồi bên cạnh mẹ tại Hà Nội, nhân dịp gia đình đoàn tụ Tết Nguyên Đán, Sơn cho biết: "Ngày nay, mối quan hệ giữa người thầy giáo và sinh viên đôi khi chỉ là một mối quan hệ nặng về tiền bạc,trò trả tiền thầy dạy".


"Nhưng tại thời điểm đó trong làng, thầy trò, các bạn giống như một gia đình lớn và chúng tôi chia sẻ mọi thứ cũng như nỗi đau, niềm vui - và sự san sẻ ấy thực sự là một mối quan hệ nhân văn của con người với con người".

(còn tiếp)


  • Phương Thảo (chuyển ngữ)

**********************
VietNamNet cảm ơn bạn Phương Thảo và mong nhận được những chia sẻ khác từ bạn đọc theo địa chỉ: hanh.le@vietnamnet.vn