- Sáng 18/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì và lắng nghe các ý kiến tại Hội nghị báo cáo việc triển khai nghị quyết 77 của Chính phủ về việc thí điểm tự chủ.

Buổi họp kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ với hàng loạt ý kiến nói thẳng từ cả 2 phía: 13 trường ĐH được thí điểm cơ chế tự chủ và lãnh đạo bộ ngành có liên quan.

{keywords}
Các đại biểu tham dự hội nghị sáng 18/3. (Ảnh: Văn Chung)

Tại cuộc họp, một trong những vấn đề nóng chiếm nhiều thời gian thảo luận là  thắc mắc từ lãnh đạo các trường ĐH xung quanh những bất cập trong quy định về tỷ lệ số giảng viên cơ hữu của Bộ GD-ĐT.

Các trường cho rằng nếu áp dụng "đúng quy định", nhiều đơn vị không thể mở ngành, xác định chỉ tiêu vì không có đủ số giảng viên và đúng chuyên ngành của giảng viên cơ hữu theo các trình độ quy định là giáo sư, phó giáo sư hay tiến sĩ...

Trong khi đó, các trường ĐH quốc tế tại Việt Nam thiếu giảng viên cơ hữu vẫn mời giảng viên ở nước ngoài theo chế độ thỉnh giảng vào để dạy.

"Tại sao họ “lách” được mà chúng ta lại làm khó cho các trường trong nước?" - Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.

Ông Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho rằng phải có cách quản  lý giảng viên để vẫn nắm được họ làm gì ở trường ĐH khác.

Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Kim Sơn nêu quan điểm: Bộ GD-ĐT nên  bỏ quản lý theo kiểu kiểm đếm cụ thể, nặng về hành chính, thay vào đo tăng cường giám sát chất lượng đầu ra.

Trước những trao đổi này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Ở các trường đại học đều phải tính đến chỉ số "giáo viên thỉnh giảng". Trên thế giới, giáo viên thỉnh giảng và cơ hữu số lượng bằng nhau. Họ muốn giáo viên thỉnh giảng là những người có kinh nghiệm thực tế, người làm doanh nghiệp, có chức danh xã hội.. tăng kiến thức thực tiễn cho sinh viên.

Còn ở Việt Nam thì khó làm điều này, mà có thực tế "1 người thỉnh giảng cả 10 trường". Nếu “thả cửa” cho các trường sử dụng giảng viên thỉnh giảng với số lượng lớn thì sẽ dẫn đến tình trạng các trường ồ ạt tuyển giảng viên để mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định. Lúc đó, Bộ GD ĐT khó có thể quản lý được chất lượng đào tạo của các trường khi các trường chạy theo lợi nhuận mà không giữ hình ảnh bằng chất lượng.

Trong quy định chỉ tiêu và mở ngành, Bộ quan tâm tới giảng viên cơ hữu/sinh viên với yêu cầu cao (hiện là 1/20), nếu có giảng viên thỉnh giảng vào thì tỉ lệ được cân đối (1/15) để quản tốt hơn. Bộ khuyến khích các trường mời thêm giảng viên thỉnh giảng

Phó Thủ tướng chất vấn: “Vấn đề tự chủ đại học đặt ra từ đầu những năm 1990 với việc ra đời của 2 ĐHQG và một số ĐH vùng. Bây giờ vấn đề là chúng ta không quản được đúng không? Vậy Bộ hãy nói rõ là hiện nay chúng  ta có bao nhiêu giáo viên? Và tại sao mà một Bộ lại bất lực không thể quản được giáo viên?...”

Theo ông Đam, ở nước ngoài cũng có phân biệt giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng nhưng không phân biệt tỷ lệ. Vấn đề là ở chỗ: Tại sao họ không quản mà mình lại quản? Việc sử dụng giảng viên thỉnh giảng không vướng luật, không vướng nghị định mà chỉ vướng ở Bộ?

Phó Thủ tướng cho rằng: “Tôi chắc chắn quy định của Bộ không có động cơ xấu mà chỉ nhằm đảm bảo chất lượng. Vậy các đồng chí hay nghĩ xem có cách nào dùng công thức nào, thay vì quản lý cái này, ta quản lý bằng cái khác mà vẫn đảm bảo chất lượng được không, nếu đảm bảo được chất lượng thì ta làm”.

{keywords}

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với báo chí bên lề hội nghị sáng 18/3. (Ảnh: Văn Chung)

"Nếu tháo quy định về giảng viên cơ hữu, các trường có ồ ạt tận dụng để tăng quy mô đào tạo không? Hầu hết các trường  đều cho  rằng họ lo về chất lượng hơn là tăng chỉ tiêu.

13 trường tự chủ đều cam kết trong vòng 3 năm tới sẽ không tăng chỉ tiêu đào tạo quá 10%, thậm chí nhiều trường không tăng.

Nếu 13 trường tự chủ này đều cam kết không tăng chỉ tiêu thì Bộ tháo gỡ về quy định giảng viên cơ hữu,  thỉnh giảng” - ông Đam chỉ đạo.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, nếu các trường cam kết không tăng chỉ tiêu thì Bộ hoàn toàn ủng hộ, khuyến khích các trường mời nhiều giảng viên thỉnh giảng để nâng cao chất lượng  giảng dạy. “Chỉ sợ các trường nâng giảng viên thỉnh giảng lên rồi lại đòi mở rộng quy mô đào tạo”, ông Ga vẫn băn khoăn.

Tại buổi họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị cần áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lí danh sách các giảng viên thỉnh giảng. Các trường cần công khai danh sách. Bộ GD-ĐT có cơ chế tập hợp lại để người dân giám sát.

Làm thế nào để giám sát và nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những chủ đề tiếp tục nổi lên. XEM TIẾP >>>

  • Văn Chung (Ghi)

XEM THÊM