-Cũng nhờ sự kiên trì của Trân mà ba em từ không biết chữ nay đã tự ký được tên mình và đọc được nhiều chữ. Ba Trân, anh Kiên Huynh xúc động khoe đã học được nhiều mặt chữ từ con gái và quyết tâm cho đến khi nào đọc thông, viết thạo mới thôi.

Là Liên đội phó kiêm Đội trưởng Đội nghi thức mẫu của trường THCS Hiếu Tử (xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) cô trò nhỏ Kiên Thị Huyền Trân cùng đội nghi thức của trường đã nhiều lần đoạt giải thưởng nghi thức đội của huyện.

5 năm đạt danh hiệu học sinh giỏi, ít ai ngờ cô học trò lớp 9 người Khơ Me hăng hái phát biều trong giờ học, đội trưởng đội nghi thức đội nghiêm khắc lại có hoàn cảnh gia đình khó khăn đến vậy.

Má Trân mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, đã phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm phải từ hơn một năm nay, ba Trân sức khỏe yếu nên chỉ có thể hàng ngày phụ giúp vợ bán vài mớ rau củ.

Ngoài giờ học tập ở trường, đầu giờ sáng, cuối giờ chiều Huyền Trân đều đặn phụ ba, má bán rau củ ở khu chợ nằm ven quốc lộ 60.

Cô học trò người Khơ Me chỉ có cách tận dụng tối đa thời gian buổi tối để ôn bài, kèm cặp em gái học và thậm chí là dạy chữ cho ba.

Là Liên đội phó kiêm đội trưởng đội Nghi thức Đội của Trường THCS Hiếu Tử, Kiên Thị Huyền Trân đã 5 lần đạt danh hiệu học sinh giỏi
Trong những buổi tập nghi thức Đội, cô học trò người Khơ Me rất nghiêm túc và có uy.
Mỗi động tác , mệnh lệnh đều dứt khoát, mạnh mẽ.
Những Đội viên của đội Nghi thức mẫu răm rắp thực hiện nghi thức quàng khăn đỏ.
Liên đội phó cùng đội Nghi thức mẫu đã nhiều lần đoạt giải thưởng Nghi thức Đội của huyện Tiểu Cần.
Không chỉ năng nổ trong hoạt động nghi thức Đội, Huyền Trân còn rất tích cực trong nhiều hoạt động phong trào khác của Đội phát động. Sau mỗi buổi học cô Đội trưởng đội Nghi thức mẫu không quên qua các phòng học thu gom chai nhựa, sách giấy phế liệu được học sinh vứt bỏ trong những bao tải dứa cho phong trào “Kế hoạch nhỏ”.
Luôn là một trong những gương mặt hăng hái phát biểu xây dựng bài nhất của lớp 8I.
Ý thức được bệnh tật của má, trước và sau giờ lên lớp bao giờ Trân cũng tạt qua giúp má bán và dọn dẹp quầy hàng.
Hầu như hôm nào Trân cũng trở về ngôi nhà lá đơn sơ nằm sâu trong những con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo ở ấp Tân Đại vào lúc trời đã tối sau khi phụ giúp má bán rau củ.
Thường từ 8h30 trở đi, sau bữa tối chị em Trân mới có thời gian ôn bài trên 2 chiếc chõng tre cũng là giường ngủ của cả gia đình.
Cũng nhờ sự kiên trì của Trân mà ba em từ không biết chữ nay đã tự ký được tên mình và đọc được nhiều chữ. Ba Trân, anh Kiên Huynh xúc động khoe đã học được nhiều mặt chữ từ con gái và quyết tâm cho đến khi nào đọc thông, viết thạo mới thôi.
  • Lê Anh Dũng

Xập xệ những lớp học trên quê hương Hai Lúa
 Nổi tiếng là vựa lúa của cả nước nhưng nhiều con em Hai Lúa ở các tỉnh miền tây Nam Bộ hiện nay vẫn phải học trong những lớp học bằng tranh tre, nứa lá xập xệ đến khó tin.
 
Gian nan đường đến trường nơi tận cùng Tổ quốc
Với hệ thống sông rạch, kênh mương chằng chịt, tuyến đường bộ gần như không có, giao thông ở huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) phụ thuộc hoàn toàn vào đường thủy, phương tiện đến trường của học sinh duy nhất là xuồng, ghe
 
Vừa dạy học, vừa trông con
Nhà neo người, chồng hay phải đi rừng dài ngày, cô giáo Thuận nhiều lúc vừa phải dạy học kiêm luôn trông cậu con trai 4 tuổi.
 
Chốn học đặc biệt của 3 cặp học sinh
Chiếc lán sơ sài lạnh tê tái vào mùa đông, lũ luôn rình rập vào mùa mưa. 6 học sinh thuê với giá rẻ như không, 100.000 đồng mỗi học kỳ.