Thế nhưng bây giờ, dù tôi không muốn nói điều này với bạn, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ quay trở lại “bình thường” nữa, và nó thực sự tốt hơn.

Tôi sẽ cho bạn biết những khả năng nào nằm phía trước trong giáo dục hậu Covid, và tại sao chúng ta không nên cố gắng trở lại "bình thường".

Chuyện của Minh

Tôi gặp Minh - học sinh giỏi lớp 10 từ một tỉnh nhỏ ở miền Trung.

Ước mơ của Minh là du học. Qua một vài tờ báo mà cậu đọc vào mùa hè, cậu muốn đi Mỹ. Minh biết rằng cậu sẽ cần SAT, TOEFL, 2 thư giới thiệu từ giáo viên của mình, và rất nhiều hoạt động ngoại khóa để thực hiện ước muốn của mình.

Nhưng vấn đề ở chỗ nơi Minh sinh sống không có bất kỳ trung tâm SAT nào. Giáo viên của cậu không biết Tiếng Anh và không tin rằng Minh có thể nhận được học bổng, do đó từ chối viết thư giới thiệu cho cậu. Cũng không có câu lạc bộ sinh viên hoặc tổ chức nào trong địa bàn tỉnh mà Minh có thể tham gia.

Minh có thể đến thành phố lân cận mỗi tuần để tham gia câu lạc bộ sinh viên và học SAT, nhưng gia đình cậu không có khả năng kinh tế để chịu khoản chi phí đó. Minh thực sự rất thất vọng.

Nhưng rồi cậu đã tìm ra giải pháp: Internet. Cậu tìm thấy một chương trình tư vấn trực tuyến miễn phí để kết nối với sinh viên Việt Nam ở nước ngoài. Họ tư vấn cho cậu cách thành lập tổ chức sinh viên ở quê nhà, giới thiệu trang web miễn phí để tự học SAT (Khan Academy).

Minh cảm thấy tự tin hơn rất nhiều vì đang chủ động trong việc học tập của mình. Cậu nhận ra rằng đi học “bình thường” là không đủ.

Câu chuyện của Minh không đặc biệt, bởi có quá nhiều sinh viên Việt Nam tại các tỉnh, thành nhỏ đang học ở những ngôi trường ít có tài trợ, ít nguồn lực, ít thông tin về học bổng và ít có cơ hội ngoại khóa.

Với sự tập trung giáo viên và nguồn lực giáo dục tốt nhất tại các thành phố lớn, sinh viên từ các tỉnh nhỏ đơn giản là không được tiếp cận các nguồn lực này.

Lối thoát duy nhất của những học sinh này là học trực tuyến - một hình thức giáo dục mà chúng ta đã liên tục nghe những lời chỉ trích kể từ khi Covid bắt đầu.

Tuy nhiên, hầu hết những lời chỉ trích mà tôi nghe được đều xuất phát từ những sinh viên sống ở thành phố lớn (Hà Nội và TP.HCM). Họ nhớ các lớp học offline với giáo viên hàng đầu và những người bạn tuyệt vời của mình.

Nhưng không có một học sinh nào từ nền tảng kém đặc quyền (về địa lý) mà tôi biết lại than phiền về việc học trực tuyến. Hoàn toàn ngược lại, họ đều thích nó.

Tại sao ư? Bởi vì đây là lần duy nhất mà một người như tôi - một giáo viên “tầng trên” - có thể tiếp cận và kết nối với họ, để đáp ứng nhu cầu của họ.

Cơ hội của học trực tuyến

{keywords}
Quang Tùng là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. Năm lớp 11, khi nhận được học bổng của United World College (Trường Liên kết Thế giới - UWC), Tùng quyết định đi du học. Sau 2 năm, 9X giành được học bổng toàn phần 280.000 USD (hơn 6,5 tỉ đồng), lựa chọn học song song hai ngành là Giáo dục và Kinh tế tại Trường ĐH Macalester College (Mỹ).

Covid-19 cho tôi một cơ hội để nhìn sâu vào đặc quyền của mình. Đó là đặc quyền được trải nghiệm một nền giáo dục đưa mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến cùng một phòng học thể chất. Và đặc quyền được từ chối nó, để cho rằng nó “không đủ tốt” khi được thực hiện trong một không gian trực tuyến.

Covid-19 đã cho tôi thấy một mảnh ghép quan trọng về tương lai của giáo dục mà tôi đã cố gắng tránh “biết”: học trực tuyến.

Học trực tuyến hạ thấp xuống rào cản địa lý của phòng học, giảm chi phí cả về tiền bạc và thời gian, và quan trọng nhất là tập hợp được học sinh từ các trải nghiệm đa dạng tham gia và đóng góp.

Tôi muốn bạn tưởng tượng ra sự “bình thường” cũ, nơi những hội nghị lớn, những khóa học ngắn hay trại hè diễn ra. Những sự kiện này sẽ diễn ra ở đâu? Ở các thành phố lớn. Thật tuyệt nếu được tham dự những sự kiện này nếu bạn sống ở những thành phố đó.

Nhưng nếu bạn không ở đó thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sống trong một thị trấn nhỏ cách xa 400 km mà không có đủ tiền để tham gia? Điều gì sẽ xảy ra nếu thứ duy nhất bạn có thể mua được là một chiếc laptop cũ và một đường truyền internet có phần ổn định?

Bạn có thể tham gia trực tuyến không? Hay bạn chỉ có thể mơ về một ngày mà bạn sống ở những thành phố lớn đó, để tham gia những sự kiện offline lớn đó, để trở thành một phần của cộng đồng mà bạn nghĩ rằng bạn thực sự thuộc về?

Tất cả chúng ta hãy tưởng tượng một thế giới mà bất cứ ai có máy tính xách tay kết nối internet đều có thể tìm thấy và tham gia vào cộng đồng của họ.

Một thế giới mà những rào cản tới kiến thức và cộng đồng học tập không còn là rào cản về địa lý nữa.

Một thế giới mà tất cả chúng ta đều có thể cảm thấy thuộc về một cộng đồng những nghệ sĩ/ triết gia/ nhà văn/ nhạc sĩ/ nhà địa chất/ nhà giáo dục... cho dù chúng ta ở đâu.

Điều đó sẽ không xảy ra nếu mọi thứ trở lại “bình thường” cũ. Vì vậy, chúng ta phải nắm lấy thế giới mới mà học trực tuyến đem lại, và làm cho nó trở nên tốt hơn.

Đó là con đường tiến về phía trước.

Nguyễn Quang Tùng - Du học sinh ngành Giáo dục, ngành Kinh tế tại Trường ĐH Macalester College (Mỹ)

GS Huỳnh Văn Sơn: Học online, phụ huynh nên giảm kỳ vọng

GS Huỳnh Văn Sơn: Học online, phụ huynh nên giảm kỳ vọng

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng: Hãy hình dung liên tiếp vài tháng hay nửa năm con trẻ không được thụ hưởng các tác động giáo dục hệ thống, có đáng lo và đáng trăn trở?

Nhiều thứ 'oái oăm', phụ huynh xin 'buông' việc học online của con

Nhiều thứ 'oái oăm', phụ huynh xin 'buông' việc học online của con

Xác định phải đồng hành cùng con trong thời gian học online, nhưng không ít phụ huynh choáng váng khi thấy số lượng bài tập hàng ngày con phải giải quyết quá nhiều.

Ông bố Hà Nội 'đập nát' iPhone, cho con nghỉ học online

Ông bố Hà Nội 'đập nát' iPhone, cho con nghỉ học online

Vợ chồng anh Trần Dương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa quyết định cho cô con gái đang học lớp 10 tạm dừng học online bởi sau một thời gian, con bắt đầu đắm chìm vào thế giới ảo, nhiều biểu hiện phản kháng bất ngờ, hay cáu giận...