Trong mắt học sinh tiểu học, giáo viên ở trường cần là một người quản trò vui vẻ, một người bạn đồng hành thật tâm lý và có một số phẩm chất đặc biệt.

Cha mẹ và thầy cô thường đặt ra những tiêu chí đánh giá năng lực học sinh, với những kỳ vọng trông đợi về xếp loại học tập, thể chất, tính cách… của trẻ. Thế nhưng ở chiều ngược lại, các em học sinh có rất ít cơ hội để bày tỏ nguyện vọng, ý kiến của mình về giáo viên ở trường.

{keywords}

Học sinh tiểu học thích giáo viên ở trường như thế nào?

Tiếp xúc với nhiều thầy cô hàng ngày, vì sao có thầy cô trẻ rất thích nhưng cũng có người trẻ rất sợ? Mẫu số chung cho hình ảnh giáo viên lý tưởng trong mắt học sinh tiểu học là gì?

Hài hước và hay “bày trò”?

Trả lời câu hỏi “Em thích một giáo viên như thế nào?” với một khảo sát nhỏ tại một số trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM, những ý kiến phổ biến nhất của các em học sinh là “Giáo viên vui vẻ, có ngoại hình ưa nhìn, bày nhiều trò chơi và công bằng với tất cả mọi người”.

Chi tiết hơn, học sinh Bạch Thanh Trúc, lớp 1/14 Trường tiểu học Huỳnh Văn Chính, Q.Tân Phú, TP.HCM chia sẻ: “Con thích thầy cô mặc quần áo đẹp, hay cười, không so sánh con với ai hoặc so sánh lớp con với lớp khác”. Theo bé, thầy cô có thể nghiêm một ít để lớp đỡ ồn nhưng đừng quá nghiêm khắc.Đặc biệt, bé thích nhất những thầy cô bày nhiều trò chơi vui và để học sinh thoải mái.

Trong khi đó, học sinh Hoàng Minh, lớp 1/11 Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, Q.Tân Phú, TP.HCM yêu thích những giáo viên tin lời bé nói và để bé phát biểu ý kiến tự do trong lớp. “Thầy cô vui tính và xinh đẹp giúp con học tốt hơn”, Minh nói.

Còn trong số các lý do khiến học sinh ghét giáo viên, những ý kiến nổi bật là “giáo viên nhàm chán”, “hay mắng học sinh”, “cho nhiều bài tập về nhà” hay “quá nghiêm khắc”...

{keywords}

Học sinh thích tham gia vào những hoạt động vui chơi, sáng tạo thoải mái

Gian nan “lấy lòng” trẻ

Theo Telegraph, những yếu tố cần có của một giáo viên giỏi bao gồm 30% kiến thức chuyên môn, 30% là cá tính, 30% kỳ vọng cao vào học sinh và 10% còn lại là những kỹ năng quản lý lớp học. Trong đó, kỹ năng tạo niềm vui và “lấy lòng” trẻ giải quyết được nhiều vấn đề trong nghề nghiệp nhất.

Không chỉ với các giáo viên Việt Nam, các giáo viên nước ngoài cũng nỗ lực trong việc duy trì sự yêu thích của học sinh. Thầy Shakaib Nizami (Tony), giáo viên người Anh dạy chương trình iSMART cho biết: “Phụ huynh thường thích giáo viên có trình độ chuyên môn cao với bằng cấp chứng chỉ xuất sắc. Nhưng điều đó chưa đủ để trở thành một giáo viên giỏi và được học sinh quý mến”.

Theo thầy Tony, giáo viên một phần cần có “diễn xuất” để thu hút các “đôi mắt tò mò và năng động”. “Giáo viên tốt xây dựng và quản lý kỷ luật trong lớp học, nhưng đồng thời bày tỏ cho học sinh biết họ rất rộng lượng và thân thiện, khuyến khích sự chủ động nơi học sinh. Giáo viên cần là người dạy học với tất cả đam mê, sử dụng thiết bị số hiệu quả, đặt những câu hỏi hay và khơi gợi tư duy phản biện nơi học sinh”, thầy Tony chia sẻ.

{keywords}

Những lớp học tiếng Anh không thể ngồi yên một chỗ

Dạy tự chủ - Học tự do

Khảo sát chất lượng giảng dạy tại một lớp học tiếng Anh qua Toán và Khoa học tại Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (Quận Tân Phú, TP.HCM) ghi nhận giáo viên tổ chức khá nhiều hoạt động nhóm, hoạt động tương tác với bài giảng số, khéo léo kết hợp kiến thức liên môn để bổ trợ tiếng Anh cho học sinh. Nhờ đó, các học sinh được đặt ở vai trò trung tâm trong lớp học và có nhiều phản hồi tích cực.

Để đánh giá giáo viên, nếu như nhiều người lớn quan tâm đến trình độ chuyên môn và các kỹ năng sư phạm thì trong mắt học sinh, các em cảm nhận nhiều hơn về cách cư xử và nội dung bài học của giáo viên đó.

Có thể thấy, trong mắt trẻ nhỏ, mẫu số chung cho hình tượng giáo viên lý tưởng là một người bạn thân thiện, một người quản trò vui tính có khả năng để chúng được là chính mình. “Trẻ con không thích đi học bởi chúng yêu tự do” (Psychologytoday, 2009), Tiến sĩ Peter Gray từng lý giải dưới góc độ tâm lý học.

Vì cảm giác mất tự do khi vào trường học, phải ngoan ngoãn nghe lời và tuân thủ các yêu cầu, trẻ thường thích những thầy cô tạo được sự tự do trong lớp. Tự do có thể đơn giản là việc không lệ thuộc vào sách vở ghi chép, phương pháp học giao quyền chủ động, những hoạt động thoải mái vừa chơi vừa học; hay cao hơn, đó là sự tự do trong tư duy sáng tạo.

Chất lượng giáo viên chương trình iSMART được theo dõi và đánh giá thường xuyên không chỉ bởi nhà trường mà còn từ phía các em học sinh.

Tìm hiểu thêm về iSMART: chương trình học tiếng Anh qua Toán và Khoa học sử dụng bài giảng số hiện đang được triển khai tại nhiều trường tiểu học, trung học trên khắp cả nước.

Kết nối với iSMART tại http://ismart.edu.vn/www.facebook.com/ismart.teachers

hoặc liên hệ qua Hotline: 0901 456 913

Tấn Tài