Từ những năm 1980, động lực chính của chính sách giáo dục Phần Lan là khái niệm rằng mỗi  đứa trẻ cần phải có cùng cơ hội như  nhau để học tập, bất kể nền tảng gia đình, thu nhập, hoặc vị trí địa lý. Giáo dục đã được nhìn thấy là điều kiện đầu tiên và  tiên quyết nhất, không chỉ là tạo ra những sinh viên xuất sắc, mà còn là nhưng như một công cụ để loại trừ sự bất bình đẳng trong xã hội.



Sahlberg mô tả rằng trong cách nhìn của người Phần Lan, điều này có nghĩa là trường học phải là môi trường lành mạnh, an toàn cho trẻ em. Quan niệm này bắt đầu với những điều cơ bản. Phần Lan cung cấp cho tất cả các học sinh bữa ăn miễn phí, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho mọi người, tư vấn tâm lý, và sự hướng dẫn cho từng sinh viên.

Do việc trở nên xuất sắc trong học thuật không phải là một vấn đề ưu tiên hàng đầu, nên khi sinh viên Phần Lan đạt điểm số  rất cao trong cuộc khảo sát PISA đầu tiên vào năm 2001, rất nhiều người dân nước này nghĩ rằng kết quả đã có sự nhầm lẫn nào đó. Nhưng những lần khảo sát PISA sau đó đã chứng minh rằng Phần Lan đã tạo ra một nền học thuật xuất sắc thông qua các chính sách về sự bình đẳng. Điều đó tạo  được sự khác biệt so với một nước tương tự  là Na Uy.
 
Ở Hoa Kỳ, quan điểm này gần như luôn luôn bị phớt lờ hoặc gạt sang một bên, và đặc biệt là tại thời điểm này, nó trở nên chua chát, sau cuộc khủng hoảng tài chính và phong trào "chiếm phố Wall" đã làm cho vấn đề bất bình đẳng ở Mỹ càng trở nên nổi cộm.

Khoảng cách giữa những người có đủ khả năng để chi ra 35.000 đô la Mỹ học phí cho mỗi đứa trẻ mỗi năm, hoặc thậm chí là giá của một ngôi nhà ở quận có trường công lập tốt - và "99%" còn lại là sự thật cay đắng mà không mấy ai muốn nhìn nhận.

Vấn  đề dân số không phải yếu tố quyết định

Pasi Sahlberg muốn nhấn mạnh rằng cuốn sách “Những bài học từ Phần Lan” của ông không phải là một sự hướng dẫn để điều chỉnh hệ thống giáo dục của các nước khác. Tất cả các nước đều khác nhau, và như nhiều người Mỹ đã chỉ ra rằng Phần Lan là một quốc gia nhỏ với dân số đồng nhất hơn nhiều so với Hoa Kỳ.
 
Tuy nhiên, Sahlberg không nghĩ rằng câu hỏi về kích thước hay tính đồng nhất là lý do người Mỹ  đưa ra có để bỏ qua những minh chứng từ  Phần Lan.

Phần Lan đúng là một quốc gia tương đối đồng nhất. Ví dụ như năm 2010, chỉ có  4,6% cư dân Phần Lan được sinh ra ở một quốc gia khác, so với 12,7% ở Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, số sinh ở nước ngoài cư trú tại Phần Lan đã tăng gấp đôi trong thập kỷ trước năm 2010, và  quốc gia này vẫn không mất đi lợi thế của mình trong giáo dục. Những người nhập cư có xu hướng tập trung ở một số khu vực nhất định, làm cho một số trường học trở nên đa dạng hơn hơn những nơi khác, nhưng lại không có được thay đổi nhiều so với sự khác nhau đáng kể này giữa các trường học Phần Lan trong các cuộc điều tra của PISA trong cùng kỳ.

Samuel Abrams, một học giả, đã đến thỉnh giảng tại trường Khoa Sư phạm thuộc ĐH Columbia. Ông đã nói về  sự ảnh hưởng của quy mô và tính đồng nhất  đối với việc giáo dục của một quốc gia bằng cách so sánh Phần Lan với một nước Bắc Âu khác là  Na Uy.

Giống như Phần Lan, Na Uy là một nước nhỏ  và nhìn chung không đa dạng lắm về chủng tộc. Nhưng khác với Phần Lan ở chỗ Na Uy có một cách tiếp cận  với giáo dục giống Mỹ hơn. Kết quả đã thấy rõ thông qua cuộc điều tra PISA. Abrams cho thấy chính sách giáo dục mới góp phần quan trọng cho sự thành công của nền học vấn của một quốc gia hơn là so với quy mô hoặc vấn đề chủng tộc.
 
Thật vậy, dân số 5,4 triệu của Phần Lan có thể  được so sánh với một bang ở nước Mỹ. Suy cho cùng, hầu hết nền giáo dục của Mỹ được quản lý ở cấp tiểu bang. Theo Viện Chính sách di cư, một tổ chức nghiên cứu ở Washington, trong năm 2010 có 18 tiểu bang ở Mỹ  có cùng tỷ lệ phần trăm về  số cư dân được sinh ra ở nước ngoài hoặc có khi còn nhỏ hơn đáng kể so với Phần Lan.

Họ đã làm như vậy bởi vì nhận ra rằng để có thể cạnh tranh thì Phần Lan không thể dựa vào sản xuất hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của mình, thay vào đó phải  đầu tư vào nền kinh tế dựa trên tri thức.

Hơn nữa, mặc dù  có nhiều điểm khác biệt, Phần Lan và Mỹ  có một mục tiêu giáo dục chung. Những nhà hoạch định chính sách Phần Lan quyết định cải cách hệ  thống giáo dục của đất nước trong những năm 1970, họ đã làm như vậy bởi vì nhận ra rằng để có thể cạnh tranh thì Phần Lan không thể dựa vào sản xuất hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi của mình, thay vào đó phải  đầu tư vào nền kinh tế dựa trên tri thức.

Với việc ngành công nghiệp sản xuất đang suy giảm, mục tiêu của chính sách giáo dục ở Mỹ là để bảo toàn khả năng cạnh tranh của nước Mỹ bằng việc tương tự. Đó cũng là nguyện vọng của tất cả  người dân Mỹ, đến cả Tổng thống Obama.

Kinh nghiệm của Phần Lan cho thấy rằng để giành chiến thắng, một quốc gia phải chuẩn bị tốt không chỉ một phần dân số, mà phải là tất cả dân số cho nền kinh tế mới. Được sở hữu một vài trong những trường tốt nhất trên thế giới có thể vẫn không hay nếu vẫn có nhiều lớp trẻ bị bỏ lại phía sau.
 
Vậy liệu đó có phải là một mục tiêu không khả thi? Sahlberg nói rằng tuy cuốn sách của ông không phải là sách hướng dẫn, nhưng nó có  vai trò là "cuốn sách nhỏ của hy vọng."

Sahlberg cho biết trong chuyến thăm của ông đến New York:

"Khi Tổng thống Kennedy muốn thu hút con người vào việc tăng cường phát triển khoa học và công nghệ, ông đã  đặt mục tiêu vào cuối thập niên 60, Mỹ sẽ  đưa người lên Mặt Trăng, lúc đó nhiều người nói  điều đó là không tưởng. Nhưng ông ấy đã dám nghĩ đến, cũng như vài năm sau Martin Luther King cũng đã có một giấc mơ. Những giấc mơ này  đều trở thành sự thật.

Người Phần Lan mơ ước có một nền giáo dục công lập tốt cho mọi trẻ em, không phân biệt nơi học tập, hay hoàn cảnh gia đình. Và chính người Phần Lan cũng từng nghĩ rằng điều đó không thể thực hiện  được".

Rõ ràng, nhiều người đã sai lầm. Dĩ nhiên, chúng ta có thể tạo ra sự bình đẳng. Và có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn - như là một thách thức đối với cách người Mỹ suy nghĩ về cải cách giáo dục - kinh nghiệm của Phần Lan cho thấy rằng chúng ta có thể đạt được nền học thuật xuất sắc không phải bằng cách nhấn mạnh vào sự cạnh tranh, nhưng chính là sự hợp tác, và không là sự lựa chọn, nhưng là sự bình đẳng.

Vấn đề mà  nền giáo dục ở Mỹ đang phải đối mặt không phải là sự đa dạng dân tộc của dân số  nhưng là vấn đề về sự bất bình đẳng kinh tế của xã hội, và điều này chính là vấn đề mà cải cách giáo dục Phần Lan đã giải quyết. Sự bình đẳng trong nước có thể chính là tất cả  là những gì nước Mỹ cần phải được đạt được để tăng thêm khả năng cạnh tranh của mình ở trường quốc tế.

  • Anu Partanen - The Atlantic
  • Người dịch: TS. Lê Văn Út, Lê Thị Minh Hiếu (Đại học Oulu, Phần Lan)