- NGND Hồ Sĩ Đàm, giảng viên cao cấp ĐHQG Hà Nội cho rằng, việc dạy học tích hợp và phân hóa sau năm 2015 đặt ra nhiều khó khăn, nhưng không có bước lùi.

Những điểm mới

- Là người trực tiếp tham gia thiết kế chương trình và biên soạn sách giáo khoa (SGK) hiện hành, theo ông dự thảo đề án về chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 có định hướng đổi mới nào là quan trọng nhất, khác trước?

Nói ngắn gọn, trước đây việc thiết kế chương trình và biên soạn SGK dựa trên cách tiếp cận theo nội dung, nặng về cung cấp kiến thức hàn lâm còn định hướng mới là dựa trên cách tiếp cận nhằm phát triển năng lực của học sinh.

Nói cách khác định hướng đổi mới chú trọng khả năng vận dụng tổng hợp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống của học sinh chứ không nặng về cung cấp khối lượng kiến thức.

{keywords}
GS Hồ Sĩ Đàm: " Dạy học tích hợp khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lặp hiện nay"

Một định hướng mới quan trọng khác là chương trình và SGK mới phải thể hiện định hướng tăng cường dạy học tích hợp và phân hóa.

- Điểm mới này đòi hỏi giáo viên phải thay đổi thế nào?

Các đổi mới nêu trên đồi hỏi giáo viên phải nỗ lực rất nhiều. Tich hợp được thực hiện trong nội bộ môn và xây dựng môn học tích hợp các nội dung trong khoa học tự nhiên và môn tích hợp các nội dung trong khoa học xã hội. Dạy học tích hợp khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lặp vừa thiếu hụt các nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh như hiện nay.

Tích hợp về bản chất là để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Để giải quyết các bài toán đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các kiến thức đa ngành, đa lĩnh vực.

Việc dạy học tích hợp ở tiểu học có tính khả thi hơn. Tuy nhiên tích hợp ở bậc THCS là vấn đề khó khăn hơn từ khâu tổ chức, người dạy, người viết SGK - đòi hỏi trình độ người biên soạn tương đối cao.

Các trường sư phạm là nơi đào tạo giáo viên thực hiện đề án đổi mới căn bản giáo dục nói chung và nói riêng là để thực hiện chương trình và SGK đổi mới nên tất yếu phải thay đổi từ chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đến cơ cấu lại ngành học môn học... Người giáo viên mới phải có đủ phẩm chất, năng lực, kỹ năng để triển khai đề án.

Còn dạy học phân hóa được thiết kế ở bậc học dưới cũng có nhưng chủ yếu để bồi dưỡng tạo dựng năng lực cá nhân từng học sinh.

Dạy học phân hóa đòi hỏi người thầy phải có tâm và phải phát hiện được năng khiếu của mọi học sinh. Do đó dạy học phân hóa phải tạo dựng môi trường từ lớp dưới để những học sinh có năng khiếu nào thì có cơ hội phát triển năng khiếu, sở trường đó.

Lên THPT được phân hóa mạnh nhằm định hướng nghề nghiệp theo năng lực sở trường. Lúc này, với những học sinh muốn tiếp tục học lên CĐ, ĐH nào, hay sau tốt nghiệp phổ thông sẽ học, làm nghề nào thì lựa chọn những môn học phù hợp ngoài các môn bắt buộc.

Để dạy học phân hóa không thất bại

- Đây là việc mới không chỉ của giáo viên - mà những người làm giáo dục phải có định hướng ngay từ đầu để học sinh có phân hóa theo năng khiếu. Cụ thể là phải phát hiện, bồi dưỡng và có phân luồng học sinh ngay từ cấp học dưới. Từ kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm, ông có tin tưởng công tác phân luồng học sinh ở lần đổi mới này sẽ khả quan?

Đây là một vấn đề khó trong thực hiện định hướng học tự chọn.

Cả gia đình, bản thân học sinh, nhà trường và giáo viên cần có sự hợp tác chặt chẽ mới thực hiện được, mới có được sự lựa chọn đúng và phù hợp cho từng học sinh. Nếu sự lựa chọn không chuẩn, theo phong trào chung, không chú trọng năng lực sở trường bản thân sẽ ảnh hưởng không tốt cho tương lai sau tốt nghiệp dù đi làm hay tiếp tục học của học sinh.

Chẳng hạn, trong một lớp có vài em chọn môn A, vài em chọn môn B, C và sẽ có môn học không có học sinh nào chọn. Vấn đề đặt ra là nhiều môn học chỉ có ít học sinh chọn thì nhà trường có đủ nguồn lực để tổ chức dạy học hay không? 

Dạy học tự chọn hiện tại cũng đã thực hiện và có khái niệm "tự chọn bắt buộc" cũng đã đưa vào chương trình rồi.

Để dạy học tự chọn thì các trường đào tạo giáo viên cũng phải thay đổi chương trình.

Người xây dựng chương trình và biên soạn SGK các môn học vừa phải có kiến thức, trình độ và nghiệp vụ sư phạm vừa phải có bản lĩnh, nếu không sẽ rối tung với các ý "vấn đề nào cũng quan trọng" "vấn đề nào cũng cần đưa vào" thì mục tiêu chính đặt ra sẽ không đạt. Người làm sách phải biết lắng nghe để đưa và không đưa cái gì vào SGK.

Trước đây chúng ta cũng đã triển khai hai lần dạy học phân ban. Lần 1 phân ban A,B,C không thành công rồi lần 2 chuyển sang phân ban theo ban cơ bản và ban nâng cao cho định hướng theo KHXH và KHTN.

{keywords}
GS Hồ Sĩ Đàm

Theo tôi nguyên nhân thất bại là do thi tốt nghiệp và thi ĐH chi phối. Với quy định thi tốt nghiệp 6 môn thì các môn còn lại học sinh sẽ không học. Còn thi ĐH đã phân theo khối thi rồi thì học sinh thi khối nào chỉ học các môn thi đó. Cho nên phân ban không thành là do ở chỗ đó.

Bỏ thi "3 chung"?

- Để dạy học phân hóa theo năng lực có duy trì cách thi ĐH theo khối như hiện nay hay phải đổi mới?

Nói đúng ra là ngay từ bây giờ phải coi lại cách thi, kiểm tra đánh giá - chứ nếu ngày mai vẫn thi "3 chung" theo các khối như hiện hành thì không thể đảm bảo thành công cho đổi mới. Đề án đổi mới rất coi trọng đổi mới cách thi kiểm tra đánh giá toàn bộ chứ không riêng các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH. Đây được coi là khâu đột phá.

Quả là việc thực hiện đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa đối mặt với nhiều thách thức. Nhưng không có bước lùi... So với thế giới mình lạc hậu - nên không đổi mới thì không còn con đường nào khác. Việc khó nhưng phải làm, không làm không được.

- Chế độ, chính sách cho giáo viên cũng phải điều chỉnh thế nào để họ toàn tâm với đổi mới?

Vừa rồi giáo viên có được hưởng thêm phụ cấp đứng lớp, thâm niên tạo cho giáo viên có thu nhập cao hơn - đó là động lực để các thí sinh giỏi chọn học nghề sư phạm.

Và Chính phủ cũng vừa ban hành nghị định quy định giáo sư hưởng theo thang lương ngạch chuyên gia còn PGS hưởng lương theo ngạch giảng viên cao cấp.

Như vậy các GS và PGS trẻ có thể có người sẽ được tăng lên 5-6 bậc lương tới đây. Tuổi công tác cũng được kéo dài cho TS, PGS, GS - đây là động lực thu hút được nguồn lực giỏi vào sư phạm.

  • Kiều Oanh