Trong bài viết có tựa đề" Việt Nam xếp thứ 12 giáo dục toàn cầu: Hiểu như thế nào?" gửi tới VietNamNet, nghiên cứu sinh Tăng Thị Thùy chỉ ra những điều nguy hiểm từ kết quả khảo sát giáo dục của OECD.

Hai cuộc khảo sát

Ngày 13/5/2015, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phát hành ấn phẩm “Universal Basic Skills: What countries stand to gain” (tạm dịch là: “Những kỹ năng phổ thông cơ bản: nước nào đạt được điều đó”) được coi như một báo cáo xếp hạng giáo dục phổng thông thông qua kết quả của cuộc khảo sát PISA  nă m 2012 ( Program International Student Assessment) và TIMSS  năm 2011 (Trends in International Mathematics and Science Study)  của 76 nước  trên thế giới tham dự.

Có thể nói qua về hai cuộc khảo này như sau:

Thứ nhất, cuộc khảo sát PISA được tổ chức bởi OECD, đánh giá học sinh ở độ tuổi 15 trên các môn toán học, khoa học, đọc hiểu, và giải quyết vấn đề.

PISA bắt đầu từ năm 2000 và cứ 3 năm thì lại tổ chức đánh giá một lần. Mỗi lần là chú trọng vào một môn. Năm 2012, PISA chú trọng vào môn Toán và có 65 nước tham dự, trong đó Việt Nam là nước tham dự lần đầu tiên trong năm này. Kết quả PISA  của Việt Nam đạt được ở mức khá cao, cả ba môn đều trên trung bình của OECD tương ứng là 17/65; 19/65 và 8/65 cho ba môn Toán, Đọc hiểu và Khoa học.

Thứ hai, cuộc khảo sát TIMSS được tổ chức bới Tổ chức Quốc tế Đánh giá thành tích giáo dục (The International Association for the Evaluation of Educational Achievement), nhằm đánh giá học sinh ở lớp 4 và lớp 8 về hai môn Toán học và Khoa học.

Cuộc khảo sát TIMSS đầu tiên là vào năm 1995 và cứ 4 năm lại tổ chức đánh giá một lần. Lần gần đây nhất là năm 2011 với 52 nước tham dự đánh giá học sinh lớp 4 và 45 nước tham dự đánh giá học sinh lớp 8. Hầu hết các nước tham dự chương trình đánh giá này đều tham dự  vào chương trình đánh giá PISA. Việt Nam chưa tham dự chương trình đánh giá này.

Dựa trên những sự tương đồng của hai khảo sát này, OECD đã dùng kỹ thuật thống kê để chuyển đổi điểm số của hai cuộc khảo sát này và ra được bảng xếp hạng của 76 nước về môn Toán học và môn Khoa học. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 12.

{keywords}

Nguồn OECD

Thứ hạng này hiểu như thế nào?

Vị trí này không khẳng định được chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.

Ngay trong báo cáo này, OECD cũng nói rõ thống kê này không mang tính đại diện của cả hệ thống giáo dục vì mẫu nghiên cứu không phải là tất cả HSđang theo học. Đây chỉ là điểm số xếp hạng của HS từng nước tham gia vào bài đánh giá của hai môn Toán học và Khoa học. Vì thế, không phải cứ xếp hạng cao đồng nghĩa với chất lượng giáo dục tốt.

Hơn nữa, trong báo cáo này, Việt Nam là một trong những nước được nhắc đến rất nhiều vì những điểm khác biệt so với xu hướng chung của thế giới.

Đặc biệt, OECD nhấn mạnh vào tỷ lệ học sinh theo học phổ thông của Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 64% trong tổng số thanh thiếu niên đang ở độ tuổi 15 trong năm 2012, đứng thứ 74/76 (xem bảng dưới).

{keywords}
Nguồn OECD

OECD kết luận rằng với cách chọn mẫu trong toàn bộ dân số (ở đây là các trường học) như thế thì không thể khẳng định Việt Nam đang đạt đến mục tiệu cung cấp kỹ năng cơ bản cho tất cả thanh thiếu niên.

Điều này ngược lại với các nước có xếp hạng cao, những nước càng xếp hạng cao thì tỷ lệ học sinh theo học phổ thông càng cao.  Theo chứng minh của OECD thì mối quan hệ giữa tỷ lệ học sinh theo học phổ thông và thành tích học tập của học sinh các nước có ý nghĩa thống kê tích cực.

Giá trị của PISA?

Năm 2012, Việt Nam lần đầu tiên tham gia PISA cùng với 64 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong quy mô đánh giá quốc tế khảo sát với mẫu khá lớn mà từ trước đến nay Việt Nam cũng chưa từng có cuộc khảo sát đánh giá nào bài bản và quy mô như vậy.

TS Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Quốc gia PISA Việt Nam:

Tuy nhiên, từ khi công bố kết quả PISA đến nay gần 2 năm nhưng thực sự chưa thấy một báo cáo sát thực và có ý nghĩa nào từ kết quả này. Thực chất, điều quan trong và đáng quan tâm là những phân tích sâu xa không phải từ kết quả bài test của mỗi môn được đánh giá mà từ bảng câu hỏi khảo sát HS.  Khi phân tích những câu trả lời trong bảng khảo sát sẽ thấy được tình hình thực tế như thế nào.

Chẳng hạn như, theo kết quả phân tích bảng hỏi của  tác giả thì thấy rằng trong môn toán học, HS có động cơ bên ngoài (học vì ảnh hưởng bạn bè, bố mẹ, thầy cô…) lớn hơn động cơ  bên trong (học vì cảm thấy thích).

HS có động cơ học tập là rất tốt nhưng khi động bên ngoài lớn hơn động cơ bên trong thì là một điều nguy hiểm. Vì động cơ thực dụng là thể hiện sự mong muốn phải đạt được cái gì đó, và để đạt được cái mong muốn đó thì có thể dùng đủ các biện pháp bất chất hậu quả. Điều này nhận thấy rất rõ trong giáo dục hiện nay như: học thêm, chạy điểm, coi cóp…để đạt được điểm số cao, trò giỏi, thầy giỏi, trường giỏi,…Chính vì thế “bệnh thành tích” trong giáo dục hiện nay vẫn là “căn bệnh nan y”.

Từ kết quả phân tích bảng khảo sát cũng cho thấy học tỷ lệ HS Việt Nam không tự tin vào khả năng toán học của mình ở mức cao.

Trong 8 câu hỏi đưa ra trong bảng khảo sát bao gồm cả những câu liên quan đến kiến thức lý thuyết và khả năng thực hành toán học. Có thể thấy rằng học tỷ lệ HS Việt Nam tự tin vào kiến thức lý thuyết cao hơn khả năng thực hành.

Chẳng hạn, với câu hỏi liên quan đến giải phương trình, tình mét vuông thì sự tự tin của HS rất cao nhưng với các câu hỏi như tính mức tiêu thụ dầu, tính thời gian tàu chạy, đọc hiểu biểu đồ trên báo thì HS lại mất tự tin.

Trong khi đó theo báo cáo của OECD thì tỷ lệ HS được khảo sát rất tự tin vào khả năng tính thời gian giờ tàu chạy, đọc biểu đồ trên báo là rất cao so với những cái còn lại.

Cũng theo báo cáo, Việt Nam là nước đứng thứ nhất thể hiện mối quan hệ ảnh hưởng của sự thiếu tự tin vào khả năng toán học học của HS với thành tích toán học.

Tức là, HS đạt kết quả thấp trong bài kiếm tra ở những câu mang tính thực hành. Như vậy câu hỏi đặt ra cho giáo dục của chúng ta là tại sao HS Việt Nam vẫn chỉ giỏi lý thuyết và yếu thực hành? Đó chính là vấn đề mà ngành giáo dục phải quan tâm và phải có giải pháp để có thể cải thiện được thực trạng hiện nay.

Theo kết quả xếp hạng của OECD, Việt Nam xếp hạng cao hơn Vương quốc Anh (20/76) nhưng khi so sánh về độ thích thú với môn toán học trong PISA 202 thì HS Anh thích thú với môn toán học cao hơnViệt Nam.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy cứ khi sự thích thú tăng lên một đơn vị thì điểm số của HS Anh tăng lên 33,585 điểm trong khi đó HS Việt Nam chỉ tăng 22,075 và yếu tố HS thích thú với môn toán với thành tích học tập toán học có mối liên hệ ý nghĩa về mặt thống kê.

Cuối cùng, vị trí xếp hạng chỉ là một kênh  cho chúng ta tham khảo để tìm ra và phân tích sâu hơn những vấn đề ẩn sau nó  từ đó thấy được giá trị thật và cái một cái nhìn toàn diện hơn.

  • Tăng Thị Thùy (Nghiên cứu sinh Khoa Giáo dục So sánh và Quốc tế, Đại học Chi Nan, Đài Loan)

Xem thêm: