Một câu hỏi liên quan đến bao cao su trong một bài thi lớp 3 đã làm dấy lên nhiều tranh cãi trong giáo giới Malaysia.

{keywords}
Câu hỏi và câu trả lời của học sinh gây tranh cãi

Câu hỏi nằm trong bài thi môn Khoa học, trong đó hỏi ý kiến học sinh về việc bán bao cao su trên thị trường.

“Việc bán bao cao su công khai trong các cửa hàng sẽ mang lại những tác động tiêu cực, gây ra các vấn đề xã hội. Bạn có đồng ý với ý kiến này không? Và hãy giải thích tại sao?”

Học sinh này trả lời: “Không. Bao cao su là một cách để tránh thai”.

Tuy nhiên, câu trả lời này bị chấm là “sai”.

Trả lời các phóng viên, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Malaysia Ching Sin Woon nói: “Chúng ta hãy điều tra và xem xét vấn đề là gì”.

Ông Chong cho rằng những kỹ năng tư duy cao cấp nằm trong Kế hoạch giáo dục của Malaysia (HOTS) giai đoạn 2013-2025.

“HOTS yêu cầu học sinh phải bảo vệ quan điểm của mình khi trả lời những câu hỏi này. Chúng ta cần tôn trọng quan điểm của trẻ” – ông nói.

Nguyên tổng giám đốc Ủy ban Phát triển Gia đình và Dân số quốc gia – Tiến sĩ Raj Karim cho rằng, việc chấm “sai” cho câu trả lời này là hoàn toàn sai lầm.

“Chúng ta luôn nói rằng phải dạy giáo dục giới tính hoặc giáo dục cuộc sống gia đình trong trường học để bọn trẻ có một lối sống an toàn và lành mạnh. Điều đó không có nghĩa là khi bạn dạy chúng về kế hoạch hóa gia đình, là bạn đang yêu cầu chúng phải thực hành ngay sau đó” – Tiến sĩ Raj nêu quan điểm.

“Mặc dù giáo dục giới tính được dạy trong các giờ Sinh học, nhưng học sinh lại không được dạy về những “thông tin nhạy cảm”. Giáo viên một phần quá ngại ngùng khi đề cập, một phần chỉ yêu cầu học sinh tự đọc” – bà nói thêm.

Bà cũng cho biết những cuộc thảo luận thẳng thắn về đề tài như thế này chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ, tách biệt, chứ không được thảo luận trong những lớp học lớn do sự nhạy cảm của chủ đề.

“Nó nên được thực hiện một cách chính thức ở những nơi mà bọn trẻ có thể tụ tập và giáo viên có thể nói chuyện với các em” – bà nói.

Anh Goh Seng Chui, 46 tuổi, ông bố có con sẽ vào lớp 3 trong năm tới, cũng cho rằng thật không công bằng khi cho rằng câu trả lời của học sinh kia là sai.

“Những câu hỏi về quan điểm không có câu trả lời duy nhất. Tôi cảm thấy vấn đề nằm ở tư duy hẹp của giáo viên, chứ không phải ở câu hỏi hay việc học sinh trả lời như thế nào” – anh nhận xét.

Anh Goh cũng cho rằng những câu hỏi khuôn mẫu không chỉ không khuyến khích học sinh bày tỏ ý kiến của mình, mà còn bắt chúng phải ghi nhớ những câu trả lời theo sách giáo khoa.

  • Nguyễn Thảo (Theo The Strait Times)