- “Trước khi muốn con trở thành siêu nhân hay thiên tài, hãy dạy trẻ là người bình thường, biết yêu thiên nhiên và hăng say lao động”.

{keywords}

“Học để không còn tiếp cận con trâu qua sách vở”

Đó là suy nghĩ của bà mẹ trẻ Đinh Thị Hương (Hà Nội) khi thấy bé Thóc – cô con gái hơn 4 tuổi hào hứng vì lần đầu được tận mắt nhìn thấy hình dáng con trâu.

"Sau buổi học ngoại khóa của trường, con thích thú về khoe với mẹ con trâu… không giống như trong sách vẽ. Con trâu thật có cái sừng cong hơn và da trâu lại màu đen. Mình vừa buồn cười, vừa thấy lo. Mình cũng được đọc nhiều bài viết của trẻ con thành phố tả về con vật một cách ngây ngô như “con trâu được xích góc nhà hay con gà trống biết đẻ trứng”,… nhưng giờ chính con mình lại nhầm con trâu với con bò.

{keywords}

Trong buổi học ngoại khóa của trường, Thóc còn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày của người nông dân như bắt gà, bắt cá, trồng rau hay thu hoạch nông sản. Thay vì nhìn các loại cây qua hình ảnh hay các loại hoa lá bằng nhựa, các bé được tiếp xúc với đất, tự tay trồng cây.

“Con ưa sạch sẽ nên rất sợ đất bẩn. Nhưng mình rất vui vì sau những buổi học ngoại khóa như thế, con đã có sự thay đổi lớn. Khi được đào xới, trồng cây, chăm sóc, con tự tin hơn vào bản thân và biết tôn trọng môi trường sống. Ngoài ra, trong quá trình học cách trồng, cô giáo còn dạy con về vai trò của đất đối với hệ sinh thái. Nhờ vậy, con đã có những thay đổi rõ rệt. Về nhà, con biết giúp mẹ tưới cây ở ban công hay biết phân biệt giữa rau cải với xà lách, con trâu với con bò,…

{keywords}

Cô giáo Trần Lan Hương (giáo viên một trường tiểu học tại Hà Nội) chia sẻ: “Việc cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển tư duy, hình thành nhân cách của trẻ. Nhưng những chương trình học kết hợp với thực tế như vậy ở trường mình dạy rất hiếm. Ban giám hiệu và giáo viên không mặn mà với việc đưa học sinh đi thực tế. Tư tưởng, phương hướng giáo dục máy móc và thiếu thực tế đó còn phổ biến nên trẻ con bị thiệt thòi".

Học để yêu lao động, biết sẻ chia

Ngoài các tiết học ngoại khóa ngoài trời, nhiều trường mầm non đã trang bị cho con trẻ những kĩ năng cơ bản để trờ thành… đầu bếp nhí. 

“Những tiết học nấu ăn của trường giúp các bé thêm yêu lao động, biết sẻ chia mà trước hết là với những người trong gia đình” – Chị Nguyễn Thu Huyền (Hà Nội) chia sẻ.

{keywords}

Con gái chị năm nay lên 5 tuổi. Mỗi tuần, nhà trường sẽ cho các bé hoặc nấu ăn. Trong giờ, trẻ được tìm hiểu về thực phẩm, gia vị cơ bản cho các món ăn, cách chế biến món đơn giản như nước hoa quả, xúc xích chiên xù, bánh mì kẹp,… Nhờ vậy, các bé sẽ được tập dượt kỹ năng nội trợ, thêm tình yêu với bếp núc và ham thích lao động.

{keywords}

Thuý Nga