- Có năng khiếu vẽ, Đồng Vân Anh (lớp 8 Trường THCS Trung Lập, huyện Củ Chi, TP.HCM) đã khiến những tác phẩm môn Văn trở nên hấp dẫn hơn với cuốn vở soạn đầy màu sắc và sinh động của mình.

{keywords}
Cách trình bày bài học đẹp mắt của Đồng Vân Anh.

Những tác phẩm của môn Văn như trở nên sinh động và gần gũi hơn trong cuốn vở soạn bài của cô nữ sinh lớp 8 này. Sau khi đăng tải trên mạng xã hội, những bài soạn đẹp mắt và hấp dẫn của em nhận được hàng trăm nghìn lượt thích.

{keywords}

Khác với cuốn vở ghi ở lớp, quyển vở thú vị này cô bạn soạn riêng để dễ học bài. Vân Anh kể, mỗi khi đọc bài xong, em thường liên tưởng những nội dung đến một hình vẽ nào đó và dùng bút vẽ lại. Xong phần tựa, em tóm tắt lại phần nội dung và phân tích từng đoạn. Và sau mỗi bài học đều không quên phần ghi nhớ.

{keywords}
{keywords}

Chia sẻ với VietNamNet, Vân Anh cho hay việc trang trí tựa bài học là niềm vui của mình mỗi khi soạn bài vở. “Em vốn thích vẽ với lại nhìn quyển vở có nhiều màu sắc và các hình vẽ khiến em cảm thấy hấp dẫn và dễ dàng học thuộc bài hơn. Không chỉ kết hợp học Văn mà dạng như đó cũng là một cách để em thỏa đam mê khi không có thời gian vẽ. Hơn thế, em lại có thể như được xả stress luôn trong quá trình học, khiến việc học không hề cảm giác căng thẳng”, nữ sinh cười.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Nhìn những bài học với những hình vẽ, nhiều người nghĩ rằng em phải mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, theo Vân Anh, việc vẽ không chiếm quá nhiều thời gian của em do đó cũng không hề ảnh hưởng việc học của bản thân.

Cứ như vậy, thay vì ngồi khổ sở học bài thì em liên tưởng nội dung và vẽ, tự nhiên thuộc bài mà không cần nhớ máy móc.

“Khi nào có thời gian rảnh thì em mới làm. Nhưng thực tế là gần như việc đó cũng diễn ra thường ngày thay thế cho thời gian học bài luôn. Mỗi đầu bài em chỉ mất tầm 5 đến 10 phút để vẽ, bức lâu nhất là 15 phút. Em thường dựa vào nội dung của bài để chọn màu và trang trí cho phù hợp. Mỗi bài, em chọn viết một phông chữ khác nhau để không gây nhàm chán và dễ nhìn. Có lẽ vì hứng thú khi nhìn vào vở học nên em cũng nhớ bài rất lâu”.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Nhìn vào những tựa bài trong cuốn vở soạn của Vân Anh đều như những tác phẩm, nhưng nữ sinh cho hay hầu hết em chỉ…vẽ đại, chứ không quá phải cầu kỳ, trau chuốt. “Em vẽ tựa bài có khi còn hơn cả ghi bài vở và chắc cũng vì quen tay nên “vẽ đại” đẹp hơn gò từng nét. Liên tưởng đến hình ảnh nào khó thì em phác thảo bằng bút chì trước, còn không thì vẽ thẳng bằng bút mực luôn", Vân Anh kể.

{keywords}
{keywords}

Do kết quả học tập không hề bị ảnh hưởng, nên theo Vân Anh, gia đình và thầy cô và bè bạn cũng rất ủng hộ sáng tạo này của em. “Các bạn trong lớp thấy thích nên cũng hay mượn vở em để học bài. Đôi lúc em cũng vẽ giúp cho các bạn thân”.

{keywords}
{keywords}

Năm học này, em cũng giành được giải C hội thi vẽ tranh "Thành phố tương lai" của Liên hoan Tuổi trẻ Sáng tạo TP.HCM. Em cũng thường xuyên tham gia và đạt giải cao ở các cuộc thi ở trường lớp ở khâu trang trí như như vẽ tranh 20/11, thiệp xuân, báo tường, lưu bút,…

{keywords}
Đồng Vân Anh (bên trái), chủ nhân của những bài soạn thú vị này.

Ngoài vẽ, Vân Anh còn thích chơi các môn thể thao và đặc biệt rất tích cực trong các phong trào, hoạt động Đội.

Thanh Hùng

Những thay đổi của môn văn ở chương trình phổ thông mới

Những thay đổi của môn văn ở chương trình phổ thông mới

Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.

Dạy và học môn Văn thiếu thiết thực, nữ sinh viết đơn xin 'ly dị'

Dạy và học môn Văn thiếu thiết thực, nữ sinh viết đơn xin 'ly dị'

Theo Lê Uyên Phương - người 4 năm du học ở Hà Lan - việc dạy và học môn Văn ở trường phổ thông của Việt Nam đang có nhiều khiếm khuyết.

Nữ sinh viết đơn “li dị” môn văn

Nữ sinh viết đơn “li dị” môn văn

Một du học sinh Việt Nam vừa viết đơn "lị dị" môn văn, với lý do cô cảm thấy dù học môn này tới 12 năm ở phổ thông nhưng bản thân cô thường diễn đạt kém, không biết biện luận và ngại nêu ra ý kiến.