- “Nếu robot tiếp tục phát triển trong tương lai, nhiều ngành nghề sẽ có những sự chuyển biến rất mạnh. Lực lượng lao động xã hội sẽ bị phân hóa ra sao? Sự thay đổi này đặt ra cơ hội và thách thức như thế nào cho người học?”

{keywords}
PGS. Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có bài giảng về "Thiết kế tương lai trong thời đại công nghiệp 4.0"


Đó chính là những điều được PGS. Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đặt ra trong bài giảng “Thiết kế tương lai trong thời đại công nghiệp 4.0”.

Bài giảng với gần 300 em học sinh đến từ các trường THPT chuyên trên địa bàn Hà Nội kéo dài gần một giờ đồng hồ. Đây cũng là lần đầu tiên các em được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên thực thụ thông qua sự kiện “Một ngày là sinh viên Bách khoa” tổ chức vào 25/3 vừa qua.

PGS. Sơn bắt đầu bằng việc phân tích về các cuộc cách mạng công nghiệp, trong đó nổi lên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các thành tựu công nghệ đột phá của Trí tuệ nhân tạo, các máy móc tự động và thông minh như ô-tô tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối vạn vật, công nghệ sinh học và công nghệ nano.

PGS Sơn nhấn mạnh "Sẽ đến lúc thế giới sinh học và thế giới nhân tạo hòa quyện với nhau. Thậm chí, một ngày nào đó, robot có thể thay thế con người kể cả trong việc tình cảm”.

Tương lai không xa, thị trường lao động sẽ được thay đổi hoàn toàn khi lao động đơn giản đã có robot đảm nhiệm. 

PGS. Hoàng Minh Sơn cho biết: “Dự báo của Ngân hàng thế giới cho tới năm 2030, những nước chậm phát triển sẽ có tỉ lệ việc làm được thay thế bởi hệ thống tự động hóa càng cao. Nếu con người không học nhanh sẽ bị đào thải. Khả năng tụt hậu trong môi trường cạnh tranh quốc tế là rất lớn”.

Từ đó, vị hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa nhấn mạnh, các em học sinh – những sinh viên tương lai cần phải có lộ trình và cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp trong thời đại 4.0.

Đã có gần 30 lớp học được mở ra để học sinh tham gia trải nghiệm trực tiếp ngồi tại giảng đường nghe giảng hoặc tham gia thực hành tại phòng thí nghiệm.

Bach khoa 1

Thúy Nga

Stephen Hawking: Trí tuệ nhân tạo có thể là điều tồi tệ nhất lịch sử nhân loại

Stephen Hawking: Trí tuệ nhân tạo có thể là điều tồi tệ nhất lịch sử nhân loại

Công nghệ có thể chữa lành một số "vết thương" do công nghiệp hóa gây ra với Trái Đất, chữa lành nhiều căn bệnh và đẩy lui nghèo đói nhưng trí tuệ nhân tạo (AI) thì cần phải được kiểm soát.

Trí tuệ nhân tạo sẽ biến smartphone thành Intelligent phone

Trí tuệ nhân tạo sẽ biến smartphone thành Intelligent phone

“Nếu bạn nhìn vào toàn bộ hệ sinh thái, trí tuệ nhân tạo sẽ cơ bản thay đổi điện thoại từ “smartphone” sang "intelligent phone”.

Giảng viên hỏi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cách mạng 4.0 là gì?

Giảng viên hỏi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cách mạng 4.0 là gì?

Bộ trưởng nói về cuộc cách mạng 4.0, hiệu trưởng nói về trường đại học 4.0 nhưng giáo viên chúng tôi hiện nay vẫn phân vân không biết cách mạng 4.0 là gì?”