Ý kến của Xuyến được nêu ra tại tọa đàm góp ý kiến dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 14/1, với sự tham gia của gần 300 học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú Thái Nguyên.

{keywords}
 

Cần có chương trình giáo dục giới tính từ ngay từ cấp bé

Cô Lê Bằng Giang, giáo viên dạy Ngữ văn của nhà trường cho rằng, tại điều 12 của dự thảo về quyền và nghĩa vụ học tập của các em học sinh nên thay từ "nam nữ" bằng từ "giới tính", để nội hàm rộng hơn và tránh những bất cập thực tế nảy sinh.

Đồng thời, cô Giang cũng chỉ ra vấn đề về giới cần được lồng ghép vào trong dạy học cụ thể, nói nhiều về quyền được bảo vệ, chống xâm hại tình dục, công bằng trong mọi nghề nghiệp của nữ giới như nam giới.

“Các em cần được chỉ dạy nhiều hơn. Cần khéo léo đưa vào trong từng tiết học, không chỉ gói gọn trong môn Sinh học hay Giáo dục công dân… rất khô cứng như hiện nay”, cô Giang nói.

{keywords}
 

Em Nguyễn Thị Xuyến, học sinh lớp 12A3 chia sẻ: “Khi học ở trường làng, theo như em nhớ thì mình không được dạy nhiều về kiến thức bình đẳng giới hay giáo dục giới tính”.

Do đó theo Xuyến, cần có chương trình riêng giáo dục học sinh về những vấn đề như bình đẳng giới, giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại từ bậc mầm non, tiểu học.

Xuyến cho rằng cần cho học sinh được vui chơi, hòa nhập để chia sẻ, thấu hiểu cùng bạn bè trang lứa, giúp cải thiện vấn đề bình đẳng giới hơn là đọc từ sách vở.

Em Mai Phương Thảo, học sinh lớp 12A1 cho rằng, vấn đề bình đẳng giới có thể bổ sung thêm vào khoản 1 và 2 điều 14 về giáo dục hòa nhập bởi “bản thân chúng em là người dân tộc thiểu số nên bố mẹ không quan tâm tới chuyện giáo dục giới tính và đều phải tự tìm hiểu, đôi khi dẫn đến sai lệch”.

{keywords}
Học sinh góp ý xây dựng Luật Giáo dục tại buổi tọa đàm. 

Giáo viên “kêu” vì phải kiêm nhiệm việc quản sinh nội trú

Tại buổi tọa đàm, nhiều giáo viên nội trú cũng "kêu" khi nhận một mức lương nhưng đang phải gánh 2 đầu việc.

Đại diện tổ tự nhiên của nhà trường nói:

“Hiện nay chúng tôi vẫn phải phân công nhau để thực hiện thêm một việc là quản lý học sinh. Mỗi tuần mỗi giáo viên sẽ có một buổi trực đêm, từ 7h tối hôm trước đến 7h sáng hôm sau, tuy nhiên sau khung giờ đó vẫn phải lên lớp dạy bình thường”.

Cô giáo đề xuất nâng tỷ lệ giáo viên đứng lớp lên so với hiện nay hoặc cần có thêm biên chế về người quản lý học sinh riêng.

{keywords}
 

Thầy Hoàng Phương Đông, giáo viên dạy Toán của trường cho rằng Nhà nước và Bộ GD-ĐT đã bỏ lỏng việc quản lý học sinh nội trú bởi thực tế không có lực lượng quản sinh mà chính các giáo viên đang phải kiêm nhiệm.    

“Mỗi ngày, buổi sáng 2 người, buổi tối 2 người trực. Gọi là phân cho chúng tôi trực nhưng đêm thức thử hỏi sáng chúng tôi lên lớp như thế nào, chất lượng ra sao. Giáo viên vẫn phải ngủ để đảm bảo sức khỏe cho ngày mai lên lớp. Nếu chúng tôi làm tốt công tác quản lý học sinh nội trú buổi tối thì việc dạy học lại không đảm bảo chất lượng”, thầy Đông nói.

Theo thầy Đông, gần như hơn 50 trường phổ thông dân tộc nội trú trên cả nước đều chưa có nhân viên quản lý học sinh ngoài giờ học. Trong khi đó, những vụ việc đánh nhau, bắt nạt bạn bè, bỏ trốn… lại xảy ra trong khoảng thời gian này.

“Trong Điều lệ trường phổ thông và Luật Giáo dục đều nói giáo viên trường nội trú có trách nhiệm tham gia quản lý học sinh. Tham gia tức là phải cùng với một bên nào đó nhưng hiện nay chúng tôi không chỉ là tham gia mà còn chịu trách nhiệm chính”.

Theo thầy Đông, cần có lực lượng quản sinh để hỗ trợ giáo viên từ khoảng 23h đêm đến 6h sáng hôm sau. “Tuy nhiên các trường phổ thông dân tộc nội trú hiện nay không có. Giáo viên chúng tôi vẫn rất trách nhiệm nhưng xét về luật chỗ đó là chưa ổn. Đó là điều bất cập của việc quản lý học sinh nội trú”, thầy Đông nói.

{keywords}
 

Đồng quan điểm, cô Tố Nga, đại diện tổ xã hội của nhà trường chia sẻ: “Có những đêm đến ca trực, không may có học sinh phải đưa đi bệnh viện, thế là giáo viên thức xuyên và đến sáng vẫn phải lên lớp bình thường bởi không có biên chế cho quản sinh”.

Cô Nga cho rằng, dù cơ sở vật chất tốt mà không có con người thì không thể thực hiện được mục tiêu giáo dục mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ngoài ra, theo cô Tố Nga, trong luật cần quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của lãnh đạo Bộ, sở, trường cho đến giáo viên và các vị trí công tác khác. Và nếu không làm đúng thì chế tài xử phạt cụ thể ra sao. 

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp đầy trách nhiệm của các học sinh và giáo viên. Ông Linh cho biết, những góp ý sẽ được tổng hợp gửi tới Ban soạn thảo Luật Giáo dục xem xét trong quá trình xây dựng dự thảo.

Thanh Hùng 

Góp ý sửa luật, học sinh mong thầy cô tôn trọng sự khác biệt

Góp ý sửa luật, học sinh mong thầy cô tôn trọng sự khác biệt

Nhiều học sinh chia sẻ giáo viên cần phải tôn trọng cá tính, suy nghĩ riêng của từng học trò.