- Ngày 23/6 tới đây, cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức trên toàn nước Anh về việc quốc gia này “ở lại” hay “rời bỏ” (Brexit) khối Liên minh châu Âu (EU).

Sự kiện này đang được cả thế giới quan tâm, trước hết là các quốc gia thành viên của EU, trong đó có các công dân đảo quốc Anh. Thế giới trong những ngày gần đây chăm chú lắng nghe tiếng nói của các nhà khoa học tiêu biểu; đứng đầu bởi các nhà Nobel, về sự kiện nóng này.

Trang sử cũ

Nước Anh gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) - tiền thân của Liên minh châu Âu (EU) - vào năm 1973. Chỉ hai năm sau 1975, một cuộc trưng cầu dân ý về việc rút khỏi EEC đã sớm được tổ chức ở Anh. Và bấy giờ, 67,2% người đã bỏ phiếu không ủng hộ việc rút lui này.

Nhưng bây giờ, sau bốn thập niên gắn bó với EU, một bộ phận người dân Anh lại thấy rằng mối quan hệ giữa nước Anh và EU không những không mang lại lợi ích cho quốc gia của họ, mà thậm chí còn có nguy cơ phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính của khối EU này.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng nước Anh David Cameron ngày 20/2/2016 tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về địa vị thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 23/6/2016. 

Sự lên tiếng của giới “Nobel khoa học”

Brexit hay sự “rời bỏ” khối thị trường chung châu Âu (EU) đe dọa tạo ra mối “nguy cơ hiểm nghèo” đối với nền khoa học Anh quốc. Điều đó đã được một tập hợp khoa học gia gồm 13 nhà khoa học nổi tiếng với nhiều người từng được giải thưởng Nobel lên tiếng cảnh báo.

{keywords}
Hình ảnh nhà vật lý lý thuyết thiên tài GS. Stephen Hawking được giải Nobel về vật lý lên tiếng: nước Anh ở lại EU

Những người ký tên trong nhóm khoa học, đứng đầu là các “nhà Nobel chính hiệu” - các nhân vật lừng danh trong nền khoa học thế giới như Stephen Hawking với các tác phẩm lý thuyết vật lý mang tên ông, hay Peter Higgs về phát minh hạt siêu cơ bản mang tên hạt Higgs, hoặc Sir Andre Geim từng giành giải thưởng Nobel cho công trình đột phá về grapheme - một loại vật liệu dự kiến ​​sẽ cách mạng hóa sản xuất...

Có cả các nhà khoa học nổi tiếng khác như Sir Martin Evans là nhà lãnh đạo Đại học Cardiff - người đã được khen thưởng do công trình nghiên cứu về tế bào gốc, như Sir Paul Nurse là nhà di truyền học có tiếng tăm....

Trong bức thư gửi cho tờ Daily Telegraph, nhóm 13 khoa học gia nói trên viết: "EU có một lượng lớn các chuyên gia, với hơn một phần năm là các nhà nghiên cứu trên thế giới di chuyển tự do trong phạm vi ranh giới của EU”. Vì thế, "các quyết định của EU về chính sách khoa học, về tài trợ và các khung pháp lý ... có ảnh hưởng đến khoa học trên toàn thế giới, và đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi các nhà khoa học Anh.”

Bức thư còn đề cập rằng trong trường hợp nước Anh “ở lại bên trong cộng đồng (khối EU), nước Anh có quyền đáp ứng, tài trợ và mang ảnh hưởng của khoa học thế giới đến cho người dân nước mình nhiều hơn so với khi đứng Brexit tách ra.” Họ tuyên bố mạnh mẽ: "Ở lại bên trong EU, nước Anh còn giúp EU chỉ đạo cả các cường quốc khoa học lớn trên thế giới".

Riêng “Cây đại thụ” Peter Higgs và nhà di truyền học có uy tín Paul Nurse thuộc “nhóm 13” cùng phát ra tiếng nói của riêng hai người về mặt tác động khác, rằng: việc mất đi sự tài trợ của EU sẽ đưa sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Anh quốc vào lâm nguy.

{keywords}

Hình ảnh nhà vật lý, giải Nobel Peter Higgs chủ trương nước Anh ở lại EU

Cũng nên đưa thêm thông tin đặc biệt, đó là bức thư “nhóm 13” được đưa ra cùng lúc các nghị sĩ ra lời kêu gọi các bộ trưởng của chính phủ Vương quốc Anh lập kế hoạch dự phòng bảo vệ ngành khoa học trong trường hợp một kết quả “rời bỏ” (Brext) khỏi EU xảy ra trong ngày 23 tháng Sáu năm 2016.

Một sự kiện có tác động cọng hưởng đối với bức thư của nhóm các nhà khoa học “đầu đàn”, đó là Ủy ban Khoa học và Công nghệ Cộng đồng EU nhấn mạnh: Anh quốc đang hưởng lợi "đáng kể" từ việc tiếp cận ngân sách nghiên cứu của EU và sẽ phải tìm nguồn tài trợ nào đó một khi xảy ra sự “rời bỏ” với khối này vì kết cục của cuộc trưng cầu.

Người ta gợi nhắc lại sự kiện từng xảy ra trước đây với nước Thụy Sĩ và được xem như là một “tấm gương cảnh báo". Nước này đã từng bị từ chối can dự vào các chương trình tài trợ khoa học khi EU áp đặt biện pháp trừng phạt để trả đũa một cuộc bỏ phiếu (của Thụy Sĩ) hạn chế “sự tự do của phong trào hay các chương trình của EU”.

Và vị Chủ tịch Ủy ban Khoa học và Công nghệ Cộng đồng Nicola Blackwood cho biết: "Dưới ánh sáng của sự kiện trên (trường hợp Thụy Sĩ), chính phủ phải tiến hành phân tích nguy cơ về tác động mà một cuộc bỏ phiếu cho sự chia tay của Anh quốc khỏi cộng đồng chung EU gây ra cho các khoản tài trợ khoa học và hợp tác quốc tế."

Đồng thuận với quan điểm “nhóm 13”, một phát ngôn viên cho cộng đồng “ở lại” (hay những người chống Brexit) cho biết thêm một khía cạnh quan trọng nữa: "Các huyền thoại lớn nhất trong chiến dịch này là tiền tài trợ cho các trường đại học của chúng tôi, cho nông dân của chúng tôi nữa, chính là khoản tiền đến từ một “cây tiền huyền diệu” hay khổng lồ tại Brussels (thủ đô của Cộng đồng chung châu Âu).

Cùng quan điểm với các nhà khoa học “nhóm 13” một cuộc thăm dò (được tiến hành bởi Nature) trong khoảng 2.000 nhà nghiên cứu sống ở EU vào hồi tháng ba vừa qua đã tìm thấy câu trả lời: có 83% ý kiến (trong tổng số 907 nhà khoa học nước Anh được thăm dò) cho rằng sự “ở lại” là có lợi cho Anh quốc.

Ngày 23/6/2016 đang dịch tới gần, các thông tin thăm dò của các cơ quan có tín nhiệm cho thấy xu hướng trả lời “ở lại” nhích lên trên xu hướng trả lời “rời bỏ”. Giới khoa học Anh quốc và tiêu biểu là nhóm 13 “nhà Nobel” đang chờ đợi một chung cuộc như vậy.

  • Trần Minh (tổng hợp)