Vấn đề dạy và học ngoại ngữ trong đó có việc thí điểm dạy tiếng Trung và tiếng Nga từ năm lớp 3 là câu chuyện giáo dục được quan tâm nhiều nhất trong tuần vừa qua.


Vào ngày 17/9, hội nghị triển khai giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 của đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" (gọi là Đề án 2020) được Bộ GD-ĐT tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp cho nhiệm vụ quan trọng này.

Các vấn đề được nêu ra trong hội nghị sau đó trở thành những đề tài được dư luận đặc biệt quan tâm, từ mục tiêu của Đề án 2020, chất lượng việc dạy học ngoại ngữ của Việt Nam cho tới vấn đề thí điểm dạy tiếng Trung và tiếng Nga như ngoại ngữ thứ nhất từ năm lớp 3 kể từ năm 2017...

{keywords}
Tại hội nghị sáng 17/9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần phải tạo được xu thế toàn xã hội học ngoại ngữ một cách tự thân. Với đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông từ năm 2008 - 2016, sau khi đi được nửa chặng đường, cần có nhìn nhận thấu đáo để tránh tình trạng đi nhanh nhưng không bền vững, hiệu quả thấp
{keywords}
Bàn về việc dạy và học tiếng Anh của Đề án 2020, TS Vũ Thị Phương Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH và CĐ Việt Nam) tán đồng với chủ trương nhập các giáo trình của các nước tiên tiến. Tuy nhiên, bà Phương Anh cũng cho rằng, không cần triển khai chủ trương này cho cả 63 tỉnh thành. 

{keywords}
Bộ GD-ĐT xác định 3 trọng tâm trong thời gian tới là bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên, xây dựng cơ sở học liệu bài bản và củng cố hệ thống khảo thí quốc gia có chất lượng. Bàn về đào tạo giáo viên, ông Nguyễn Minh Trí, Phó GĐ Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cho rằng, vấn đề đạt chuẩn của giáo viên dạy ngoại ngữ theo Đề án 2020 hiện nay còn nhiều bất cập. Nhiều nơi tỉ lệ đạt chuẩn cao nhưng không phản ánh đúng thực chất. 

{keywords}
Trong khi đó, ông Vũ Văn Trà, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hải Phòng cho rằng đối với việc dạy - học tiếng Anh cần có giáo trình SGK và lộ trình trình độ cần đạt được sau 12 năm đồng thời phải xác định, dạy đến đâu là được đến đấy.
{keywords}
Thầy Nguyễn Quốc Hùng MA, người thầy giáo rất nhiều năm gắn bó với việc dạy và học tiếng Anh thì bày tỏ quan điểm không nên đưa tiếng Nga và tiếng Trung làm ngoại ngữ bắt buộc. Thầy Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, mấy chục năm qua, chúng ta chỉ học tiếng Anh nhưng kết quả tới nay vẫn rất thấp.

{keywords}
Ông Nguyễn Phương, một thầy giáo về hưu cho rằng, việc lựa chọn ngoại ngữ nào cần được tính toán kỹ lưỡng chứ không nên dựa trên ý muốn nhất thời. 

{keywords}
Bạn đọc Trần Nam Minh của Báo VietNamNet chia sẻ rằng, bản thân là người có hơn 8 năm học tiếng Nga từ phổ thông lên ĐH, tuy nhiên không sử dụng được và phải đi học lại tiếng Anh.

{keywords}
Đồng tình với việc cần dạy cả tiếng Trung và tiếng Nga trong nhà trường, Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, nguyên Trưởng khoa phiên dịch Anh - Nga - Pháp - Trung, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là ĐH Hà Nội) cho rằng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo nhất là về đội ngũ giảng dạy. Theo ông Khôi, chất lượng đào tạo các ngôn ngữ này hiện nay rất kém vì sinh viên hầu hết đều bỏ đi học tiếng Anh.

{keywords}
Câu chuyện thí điểm dạy tiếng Nga và tiếng Trung từ năm lớp 3 (học theo hệ chương trình 10 năm) diễn ra sôi động. Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay các ngôn ngữ này vẫn đang được giảng dạy ở trường phổ thông từ lớp 6, và là 2 trong 5 ngoại ngữ thuộc môn thi tốt nghiệp THPT. Lần này Bộ chỉ thay đổi để phù hợp với chương trình giáo dục 10 năm dự kiến đưa vào giảng dạy từ năm 2017. Chia sẻ trên trang Facebook các nhân GS Ngô Bảo Châu cho rằng việc học sinh được chọn ngoại ngữ thứ nhất để học là một chính sách tiến bộ.Trong các ngoại ngữ được chọn để học, nên có tiếng Trung. 

  • Ban Giáo dục