{keywords}
Các nhà khoa học Ấn Độ biểu tình phản đối những phát ngôn bác bỏ học thuyết của các nhà khoa học Albert Einstein và Isaac Newton hôm 7/1

Trong một bài diễn thuyết được đăng tải lên Youtube, diễn giả Kannan Jegathala Krishnan đã khẳng định rằng Issac Newton đã sai về lực hấp dẫn, Albert Einstein đã gây ra “một sai lầm lớn”, đồng thời đặt câu hỏi về những phát kiến của Stephen Hawking.

Ban tổ chức hội thảo cho biết họ rất e ngại về việc trích dẫn những thông tin mang tính tôn giáo của các diễn giả tham gia sự kiện.

Hôm 6/1, đại diện ban tổ chức khẳng định, quan điểm của diễn giả không phải là quan điểm của ban tổ chức khi họ bác bỏ những phát hiện của nhà bác học Einstein và khẳng định rằng người Ấn Độ cổ là những người đầu tiên nghiên cứu về tế bào gốc.

Hiệp hội Khoa học Ấn Độ bày tỏ lo ngại thực sự khi những quan điểm không chính thống này lại được phát ngôn bởi các học giả có tiếng tại một hội thảo thường niên, làm dấy lên sự lên án và chế giễu của cộng đồng.

Tại hội nghị này, lãnh đạo một trường đại học ở miền Nam Ấn Độ đã trích dẫn một văn bản của người Ấn Độ cổ đại làm bằng chứng để chứng minh rằng nghiên cứu tế bào gốc đã được phát hiện ở quốc gia này cách đây hàng ngàn năm.

“Chúng ta có 100 Kauravas từ 1 mẹ là nhờ công nghệ tế bào gốc và thụ tinh trong ống nghiệm” – ông G. Nageshwara Rao, phó hiệu trưởng ĐH Andhra phát biểu, đồng thời liên hệ tới một câu chuyện trong sử thi Mahabharata của Ấn độ giáo.

Ông Rao cũng cho rằng một vị vua độc ác trong một sử thi khác cách đây hàng trăm năm đã từng sở hữu hơn 20 chiếc máy bay và mạng lưới đường bay ở Sri Lanka ngày nay.

Ban tổ chức sự kiện cho rằng thật “không may” khi một sự kiện uy tín lại bị đổ bể vì những quan điểm gây tranh cãi này.

Một diễn giả khác – nhà khoa học tới từ một trường đại học ở miền nam Tamil Nadu -cũng khiến cộng đồng khoa học không hài lòng khi đặt nghi vấn về những phát hiện đột phá của Issaac Newton và Albert Einstein.

 

{keywords}
Cựu Thủ tướng Narendra Modi tới dự lễ khai mạc hội thảo tại Jalandhar hôm 3/1

Thực ra, việc các nhân vật nổi tiếng của Ấn Độ trích dẫn những văn bản tôn giáo để làm bằng chứng cho thấy năng lực công nghệ của quốc gia này không phải là điều lạ lẫm.

Hồi năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đại học Ấn Độ - ông Satyapal Singh từng nói rằng, thuyết tiến hóa của Darwin là sai. Đồng thời, ông cũng tuyên bố sẽ thay đổi chương trình giảng dạy ở trường học trên khắp cả nước để phản ánh điều đó.

Năm 2015, cựu Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng trích dẫn kinh sách của Ấn Độ làm bằng chứng khẳng định phẩu thuật thẩm mỹ đã tồn tại từ thời Ấn Độ cổ đại.

Năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Khoa học Harsh Vardhan cũng từng phát biểu rằng người Hy Lạp cổ đại đã “cướp công” của người Ấn Độ cho những quy tắc toán học thuở ban đầu.

Trong khi đó, Hiệp hội Khoa học đột phá – một tổ chức từ thiện giáo dục có trụ sở ở Ấn Độ - cho rằng “thật kinh ngạc, thậm chí là kinh hoàng” trước những nhận xét được đưa ra tại một hội nghị cao cấp về học thuật.

“Những câu thơ và sử thi chỉ thuần túy là thơ ca, chứa đựng những yếu tố đạo đức và tưởng tượng, chứ không phải là những lý thuyết mang tính khoa học hay xác thực” – nhóm này tuyên bố hôm 6/1.

Nguyễn Thảo (Theo Guardian, Reuters)

Nữ tiến sĩ là hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Khoa học

Nữ tiến sĩ là hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Khoa học

Người hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Khoa học của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là nữ tiến sĩ khoa học Hoàng Thị Nga.