- Khi việc học thực sự trở thành “quyền” chứ không còn là “nghĩa vụ” của sinh viên thì phương pháp học bắt đầu trở thành một đề tài được nhiều trường học quan tâm vì kiến thức thì vô vàn nhưng làm sao đổ đầy kiến thức đó vào trong mỗi sinh viên thì câu chuyện bắt đầu quay về phương pháp học.

Khi người học trở thành trung tâm

Nguyễn Thị Thu Ngân (Sinh viên năm 2 trường ĐH Boston, Mỹ) sau 2 tháng theo học tại ngôi trường nổi tiếng về chất lượng đào tạo của Mỹ đã chia sẻ:

 “Hai tháng đầu học trong môi trường này, thật sự mình rất “đuối” và không biết mình phải làm gì vì mình cảm giác hầu như không được dạy gì cả! Mình lớn lên từ cách dạy thầy giảng trò nghe, nay “bị” cho vào một môi trường mà bạn phải làm việc cùng nhau để tìm ra một đáp án đúng khiến mình thật sự bối rối. Nhưng khi vượt qua được “ngưỡng” bối rối đó, khẳng định được giảng viên chỉ là người chỉ dẫn để ra được kết quả cuối cùng thì cũng là lúc mình nhận ra rằng các kỹ năng về tư duy, phản biện, tranh luận…của mình tiến bộ rất nhiều ”.

{keywords}

Đây không phải là trường hợp “cá biệt” đối với các bạn du học sinh Việt Nam. 

Trong thời đại mà mọi kiến thức bạn chỉ cần “Google” thì phương pháp học là điều cần chú trọng. 

Tại các quốc gia phát triển, việc học nhóm đã được “phương pháp hóa” thành nhiều hình thức tùy theo mục tiêu của ngành học nhằm phát huy tối đa năng lực của từng thành viên, cũng như rèn cách phát triển tư duy, giải quyết vấn đề trong một tập thể. Và tất cả các phương pháp đó đều lấy người học làm trọng tâm, giảng viên đóng vai trò là người giám sát và định hướng, giúp các nhóm tìm ra lối đi tối ưu trong việc học tập, nghiên cứu của mình.

Cuộc giao thoa giữa chuyên môn, công nghệ và phương pháp

Hiện nay, phương pháp học tập chủ động theo nhóm TBL đang là mô hình học tập được rất nhiều trường Đại học trên thế giới áp dụng. Đây là mô hình giáo dục tập trung vào hình thức theo từng nhóm nhỏ. Theo đó, mỗi nhóm sẽ bao gồm 5-7 sinh viên và không thay đổi trong suốt năm học. Với sự sắp xếp này, tính tương tác giữa các thành viên thường rất cao; sinh viên có nhiều điều kiện hơn để trao đổi và thảo luận các câu hỏi và vấn đề được đưa ra, góp phần không nhỏ vào việc tiếp thu nội dung bài giảng hiệu quả hơn.

{keywords}
Một nhóm sinh viên trong giờ học tại giảng đường thông minh Trường ĐH Y Dược TP.HCM

Để tránh trường hợp một số sinh viên thụ động trong quá trình làm việc nhóm, mô hình TBL khuyến khích giảng viên liên tục giám sát, nhắc nhở, và đưa ra những lời góp ý khi cần thiết. Chính vì vậy, sau khi đã được thích nghi với môi trường TBL, sinh viên sẽ dần trở nên chủ động hơn trong việc đóng góp vào kết quả học tập chung của nhóm. 

Các trường Đại học danh tiếng như Đại học Vanderbilt, Đại học Colarado, đặc biệt là trường Đại học Y Harvard đã áp dụng phương pháp này trong nhiều năm qua.

Tại Việt Nam, Đại học Y Dược TP.HCM và ĐH Y – ĐH Thái Nguyên đã bắt đầu áp dụng phương pháp TBL tại Giảng đường thông minh

TBL đã và đang chứng tỏ sự khác biệt khi nâng cao khả năng của sinh viên lẫn giảng viên.

Bạn Nguyễn Thùy An (Sinh viên lớp Y13C, Trường ĐH Y Dược TP.HCM) chia sẻ sau khi được học phương pháp này: “Mình rất bất ngờ với các bố trí bàn học linh hoạt, giảng viên và sinh viên có thể trao đổi, tương tác với nhau dễ dàng hơn. Tùy yêu cầu của từng buổi học mà tụi mình ghép nhóm, di chuyển trong lớp học rất dễ dàng. Mọi người có cơ hội trình bày ý kiến của mình nhiều hơn, thảo luận tốt hơn và được hỗ trợ bởi rất nhiều thiết bị công nghệ tiên tiến, trực quan sinh động”.

{keywords}
Giảng đường thông minh với các trang thiết bị hiện đại và cách phân bổ vị trí học tập thuận lợi cho học nhóm

Phương pháp học tập theo nhóm TBL đặc biệt phát huy hết hiệu quả khi “song hành” cùng Giảng đường thông minh -một giảng đường với các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại để sinh viên tiếp xúc gần hơn với thực tế, được trải nghiệm thông qua hình ảnh, mô phòng, clip 3D, giảng viên gần gũi hơn với sinh viên qua cá phần mềm quản lý và tương tác. Hiện tại, ĐH Y Dược TP.HCM và ĐH Y – ĐH Thái Nguyên đang là 2 đơn vị sở hữu giảng đường thông minh.

  • Nguyễn Hương