- Bạn đã nghe khá nhiều về Dải ngân hà nhưng có lẽ bạn chưa từng biết kích cỡ, khối lượng cũng như nó đã tồn tại trong bao lâu. Bài này mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích
Người ngoài hành tinh đang cố gửi thông điệp cho Trái đất?
NASA xác nhận đã tìm ra Trái đất thứ 2 trong dải Ngân hà

{keywords}

Có nhiều cách để xác định tuổi của các vật thể thiên văn, một trong số đó là so sánh hàm lượng phóng xạ nặng như Uranium-238 hay Thorium-232 thu được so với hàm lượng phỏng đoán ban đầu. Từ đó người ta ước lượng được tuổi của một số ngôi sao trong Dải ngân hà. Năm 2004, một nhóm các nhà thiên văn học, bao gồm Luca Pasquini,Piercarlo Bonifacio, Sofia Randich, Daniele Galli và Raffaele G. Gratton đã tính toán tuổi của Dải ngân hà. Nhóm này đã sử dụng quang phổ siêu tím - nhìn thấy của kính viễn vọng cực lớn để lần đầu tiên đo lượng berili trong hai ngôi sao thuộc tinh vân NGC 6397. Điều này cho phép họ suy ra thời gian đã trôi qua giữa sự sinh ra đầu tiên của các ngôi sao trong toàn bộ Dải ngân hà và sự sinh ra đầu tiên của các ngôi sao trong tinh vân này, từ 200 đến 300 triệu năm. Họ cộng khoảng thời gian này vào tuổi biểu kiến của các ngôi sao trong tinh vân là 13.400 ± 800 triệu năm. Tổng của nó là tuổi dự kiến của dải Ngân Hà: 13.600 ± 800 triệu năm.

Một phương pháp khác là dựa trên các lý thuyết hiện hành về sự tiến hóa của sao. Quần thể tinh cầu là những thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ, và sao lùn trắng là những ngôi sao già nua nhất trong một thiên hà. Hơn nữa, một ngôi sao lùn mà càng mờ, ứng tuổi của nó càng lớn. (Sao lùn trắng là một ngôi sao có khối lượng khoảng một nửa Mặt Trời và thể tích tương đương với Trái Đất). Sao lùn trắng đang nguội dần sẽ tỏa nhiệt và ánh sáng. Vì vậy, bằng cách tính toán độ nguội của chúng, rồi so với nhiệt độ phỏng đoán ban đầu, các nhà khoa học có thể ước tính tuổi của nó và tuổi của vũ trụ.

Về kích thước và khối lượng của Dải ngân hà, đường kính ước lượng của Dải ngân hà vào khoảng hơn 100,000 năm ánh sáng, và bề dày khoảng 1,000 năm ánh sáng. Để dễ hình dung, nếu ta xem Hệ mặt trời như một đồng xu thì kích thước của Dải ngân Hà sẽ tương đương với cả một lục địa lớn. Các tua nhỏ bao quanh nó cũng có thể xem như một phần của Dải ngân hà, do đó làm đường kính tổng thể tăng lên thành 150,000–180,000 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận được khối lượng chính xác của Ngân Hà. Tùy thuộc vào phương pháp đo cũng như các số liệu sử dụng mà cho ra các kết quả khác nhau. Phần nhiều khối lượng là của vật chất tối, một dạng vật chất vô hình bí ẩn tương hấp dẫn lên các vật chất thông thường. Ngoài ra còn tổng khối lượng các ngôi sao chứa trong Ngân Hà rvà các đám khí gas vũ trụ (90% Hydro và 10% Heli theo khối lượng), chiếm khoảng 10-15% tổng khối lượng các ngôi sao.

Có thể nói những con số ở trên chỉ là ước lượng và sai số vẫn rất lớn, tuy nhiên nó cho thấy độ rộng lớn của toàn Dải thiên hà, mà trong đó Trái Đất quá bé nhỏ.

Mặt trời trong Thái dương hệ có những đặc điểm gì?

Mặt trời trong Thái dương hệ có những đặc điểm gì?

Mặt trời chính là thiên thể chính trong Hệ mặt trời, vậy nó có những đặc điểm gì khiến các hành tinh và thiên thể khác có quỹ đạo bao quanh nó.

Cấu trúc của Hệ mặt trời gồm có gì?

Cấu trúc của Hệ mặt trời gồm có gì?

Trong Hệ mặt trời ngoài thiên thể chính là Mặt trời thì còn chó nhiều hành tinh cũng như hàng ngàn thiên thể nhỏ bao quanh chúng.

4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích

4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích

Dưới đây là bốn bí ẩn vũ trụ đã và đang khiến các nhà khoa học vô cùng đau đầu tìm lời giải.

Nhật Linh (theo Wikipedia)