Quy định "cứng" về quy mô tuyển sinh đại học hệ chính quy sắp có hiệu lực đang gặp sự phản ứng của các trường đại học.

Thông tư 32 xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trong đó quy định quy mô đào tạo ĐH chính quy không vượt quá 5.000-15.000 sinh viên (SV) tùy theo khối ngành.

Mới đây, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra danh sách 18/219 trường vượt quy mô SV chính quy tối đa.

Ông Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ - trường có quy mô đào tạo lớn nhất trong danh sách này cho biết: Trước đây việc xác định chỉ tiêu chỉ dựa vào 2 tiêu chí là số lượng SV/giảng viên và diện tích sàn xây dựng/SV.

{keywords}
Thí sinh trong kỳ thi THPTQG 2015 tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (Ảnh: LAD)

Nay Bộ thêm vào tiêu chí thứ 3 là quy mô đào tạo. Vì bị hạn chế nên khó tránh khỏi xảy ra tình trạng có một số nơi nguồn lực bị dư thừa không thể sử dụng hết, gây lãng phí” – lời ông Xê.

"Trong dự thảo thì tiêu chí 3 có phần nội dung: "Đối với cơ sở hiện có quy mô cao hơn quy định... thì phải ổn định quy mô không cao hơn mức bình quân trong 3 năm gần đây". Mục này rất hợp lý nhưng không hiểu sao khi ban hành chính thức ban soạn thảo lại bỏ ra làm cho các trường phải rơi vào tình trạng phải xin Bộ thì mới được duy trì quy mô đào tạo hiện tại vì không thể đuổi SV để làm giảm quy mô cho vừa với quy định mới.

Bản nguyên tắc để xây dựng quy chế có nêu "Xây dựng thông tư cần đảm bảo tính phù hợp với Quy định hiện hành tránh việc thay đổi quá lớn, quá đột ngột ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch hoạt động của các cơ sở đại học...".

Theo ông Xê, với cách làm cứng nhắc, Thông tư 32 đã vi phạm hai nguyên tắc này.

Cũng theo ông Xê, ban soạn thảo nói tiêu chí quy mô đào tạo dựa vào Quyết định 37 về quy hoạch các trường ĐH. Tuy nhiên tham khảo Quyết định 37 thì thấy quy mô đào tạo quy định theo loại trường trong khi Thông tư 32 quy định quy mô đào tạo theo nhóm ngành của trường. Vậy sự tham chiếu này không có cơ sở.

Ngoài ra Quyết định 37 có quy định quy mô đào tạo của "các trường đại học trọng điểm: khoảng 35.000 SV". Mục này áp dụng cho 18 trường ĐH trọng điểm, trong đó có Trường ĐH Cần Thơ, nhưng không thấy nêu trong Thông tư 32.

Với phân tích đó, theo ông Xêm Thông tư 32 đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, được gửi đến các trường góp ý trước khi ban hành nên nhìn chung phù hợp với thực tế.

Nếu Bộ GD-ĐT xem xét những điểm trên và ban hành hướng dẫn cụ thể giúp các trường thực hiện đúng thông tư 32 thì bức tranh tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 sẽ tốt đẹp hơn.

Làm giảm cơ hội của học sinh?

Cũng theo phân tích của ông Xê: Với việc công bố danh sách 18 trường có quy vô đào tạo vượt quy định sẽ có em sẽ hoang mang vì sợ rằng trường sẽ buộc nhiều SV nghỉ học để giảm quy mô xuống cho phù hợp với quy định. 

SV Trường ĐH Cần Thơ sẽ bị tác động nặng nề nhất vì quy mô hiện tại của trường này cao nhất trong danh sách (32.000 SV). Nếu muốn tuân thủ quy định thì trường này phải giảm đến 17.000 SV.

Một lãnh đạo trong danh sách 18 trường này cho rằng: “Đa số các trường có quy mô hơn 15.000 là những trường có uy tín, chất lượng - SV ra trường không bị thất nghiệp mặc dù đào tạo nhiều nhưng có đội ngũ thầy cô giáo giỏi và cơ sở vật chất tốt. Thông tư 32 thực chất là giảm bớt cơ hội của HS vào các trường tốt, đẩy các em ra các trường kém chất lượng và tuyển sinh không được, dẫn đến thất nghiệp càng cao”.

Bên cạnh đó, với mức học phí cho SV các trường kỹ thuật (chưa tự chủ tài chính) hiện nay cỡ 7 triệu/năm, nếu áp đặt tiêu chí 20SV/1 GV thì tiền học phí và cả kinh phí chi thường xuyên không đủ để lo điện nước, trang thiết bị, vật tư thực tập và lương tăng thêm của GV.

'Giảm quy mô, giảng viên mất việc là bình thường'

Ông Nguyễn Văn Áng, Vụ phó Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT) trao đổi về chính sách mới này.

Hậu quả là sẽ xảy ra tình trạng những năm 80-95, số thầy giỏi do thu nhập quá ít sẽ bỏ ra doanh nghiệp làm, không thu hút được người tài về trường công tác và chất lượng đào tạo sẽ giảm. Các trường kỹ thuật sẽ không đủ tài chính để cập nhật trang thiết bị.

Tương tự, lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng cho biết nếu áp dụng Thông tư 32, nhiều trường ĐH sẽ phải điều chỉnh quy mô giảm trên 50%.

Điều này gây khó khăn cho các trường vì một lượng lớn giảng viên cơ hữu sẽ mất việc làm, nhiều công trình xây dựng, phòng học, phòng thí nghiệm/thực hành, máy và thiết bị dạy học hiện đại không dùng đến sẽ gây lãng phí rất lớn.

"Không đâu như Việt Nam"

Ông Phạm Hiệp nhà nghiên cứu về giáo dục, hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Đài Loan - là 1 trong 3 thành viên sáng lập của Sciencetometrics for Vietnam - Trắc lượng khoa học Việt Nam cho rằng: "Chủ trương nâng chất lượng nguồn nhân lực đã được Bộ GD-ĐT chú trọng, triển khai với hàng loạt chính sách. Thông tư 32 cũng nằm trong lộ trình đó.

Tuy nhiên việc bổ sung quy mô đào tạo bên cạnh tiêu chí số SV/giảng viên (1) và diện tích sàn xây dựng/SV (2) để xác định chỉ tiêu tuyển sinh là một điểm bất hợp lí.

Sẽ hết thời đại học “lấy mỡ nó rán nó”

Theo ông Lê Trường Tùng, với chính sách mới về cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh, giáo dục đại học sắp tới sẽ qua thời "ăn đong", giảm bớt dần "sinh viên hạng 2".

Việc “hãm” về số lượng, tập trung vào chất lượng là đúng đắn.

"Họ thỏa mãn hai tiêu chí trên thì về góc độ nào đó họ thu hút được SV học đông, thỏa mãn yếu tố về mặt thị trường. Đáng ra họ cần được khuyến khích, ưu đãi thì nay Thông tư dường như “trói chân tay” họ" - ông Hiệp nêu quan điểm. 

Như vậy, nếu coi giáo dục đại học không hoàn toàn là 100% theo điều tiết của thị trường, thì Nhà nước có thể can thiệp để điều tiết chất lượng, có thể thấy rằng quy định chặn trần 15,000 mà Bộ vừa đưa ra là điều tiết không đi vào đúng trọng tâm.

Thế giới không đâu có quy định trường đại học tối đa có bao nhiêu SV. Kinh nghiệm thế giới, các trường đại học nghiên cứu thuộc tốp tốt nhất thế giới quy mô họ duy trì từ 20.000 đến 40.000 SV tất cả các hệ. Những Harvard, MIT, Oxford đều có số SV dao động trong mức 20000 – 40000 để tập trung đào đầu tư nguồn lực để chi phí trên đầu SV cao, thật tốt.

Tuyển sinh 2016: Chưa khống chế quy mô đào tạo

Theo công văn do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký, trong mùa tuyển sinh 2016, các cơ sở giáo dục ĐH có quy mô sinh viên ĐH chính quy vượt so với quy định mới vẫn xác định chỉ tiêu không vượt quá năm 2015.

Tuy nhiên cũng có trường hàng trăm ngàn hoặc triệu SV như ĐH mở ở Anh, Hàn Quốc hay một số đại học tại Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan vì họ hướng tới mục tiêu đào tạo đại trà với chi phí thấp. Con số bao nhiêu là theo định hướng chiến lược của từng trường".

Theo Phó Hiệu trưởng Đỗ Văn Xê: "Những con số gọi là "quy định" trong Thông tư 32 phải được gọi là "định mức quy mô đào tạo đến năm 2020" và yêu cầu các trường phả đưa ra lộ trình để đạt mức đó".

Theo một trưởng phòng đào tạo của một trường thuộc danh sách này, việc cần kíp lúc này là đưa công cụ kiểm định vào để đánh giá chất lượng đào tạo có đảm bảo hay không thì Bộ GD-ĐT lại đi can thiệp vào việc khống chế số lượng tuyển sinh.

TIN BÀI LIÊN QUAN: 
>> Khai tử ĐH như giải thể ngân hàng
>> Bùng nổ ĐH: Cứ để thị trường "giải quyết"
>> Mong chờ gì ở giáo dục 2016
>> Trường ĐH có quy mô tối đa 15.000 sinh viên chính quy
>> Sẽ hết thời ĐH "lấy mỡ nó rán nó"
  • Văn Chung