Chúng ta nên để trẻ thấy được rằng, con có thể bày tỏ sự không đồng tình, miễn là thể hiện nó một cách tôn trọng đối phương.

Là một phụ huynh, tôi luôn nghĩ rằng người lớn phải tránh xảy ra những cuộc tranh cãi trước mặt con trẻ. Và rồi tôi đọc được nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành có óc sáng tạo cao thường sinh ra và lớn lên trong những gia đình thường xuyên xảy ra tranh cãi.

Tôi không đề cập tới những gia đình với những tiếng la hét mà là những gia đình có những cuộc tranh luận đúng nghĩa. Một trong những ví dụ điển hình mà tôi rất thích chính là về anh em nhà Wright – những người đầu tiên khiến máy bay bay được.

Cha của họ là một nhà thuyết giáo, ông luôn dành cả ngày để lựa chọn những câu lý luận đạo đức.  Một lần, ông ấy đã có cuộc tranh cãi nảy lửa với người quản lý trường học bởi ông muốn các con mình là Wilbur và Orville có thể nghỉ học nửa ngày và cả hai sẽ tự học bù bài học hôm đó.

Ông muốn con mình hiểu được rằng, tất cả những quan điểm khác nhau cần phải được nói ra và nên được tiếp thu.

Khi cha mẹ thể hiện sự bất đồng quan điểm một cách thấu đáo và tôn trọng nhau, con trẻ sẽ học theo tương tự. Thay vì né tránh những vấn đề phức tạp và có thể đòi hỏi sự khác biệt để có được giải pháp, trẻ sẽ chấp nhận vượt qua nó.

Trẻ sẽ học được cách dừng lại và nghĩ về chính mình. Suy nghĩ độc lập đó thực sự rất tốt cho sự sáng tạo.

Chúng ta tưởng tượng rằng anh em nhà Wirght đã cùng nhau bay trên chiếc máy bay này và hoàn toàn hòa hợp. Nhưng phần lớn giữa cả hai là những cuộc tranh cãi kéo dài cả 3 tiếng mới có thể suy chuyển quan điểm của họ.

Cả hai thậm chí còn chẳng nhớ mình đã bắt đầu tranh luận từ đâu. Những gì diễn ra chính là cả hai mổ xẻ những lý lẽ của nhau. Và khi họ làm vậy, họ nhận ra cả hai đều sai và phải tìm giải pháp khác.

Chúng tôi muốn thấy nhiều điều như vậy hơn trong các gia đình. Chúng tôi muốn nuôi dậy nhiều đứa trẻ biết cách lập luận, biết cách sử dụng chúng như một phương thức để giải quyết sự khác biệt và tìm ra những giải pháp sáng tạo.

Hầu hết những ý tưởng tuyệt vời được nảy sinh từ những bất đồng, từ sự căng thẳng và xung đột. Và nhiệm vụ của cha mẹ là dạy cho con trẻ coi xung đột là một cuộc tranh luận và giải quyết sự bất đồng đó theo một cách thấu đáo.

A.B (Theo The Atlantic)

Đằng sau câu nói 'cha con không biết khóc' của thiên tài piano lừng danh

Đằng sau câu nói 'cha con không biết khóc' của thiên tài piano lừng danh

Cô giáo đã nói với Lang Lang rằng: “Khi con nhận giải, cha con đã khóc rất nhiều”, nhưng Lang Lang hoàn toàn không tin. Cậu nói: “Không, cha con không biết khóc”.

Sáu việc bố mẹ cần làm để đồng hành cùng con khi giãn cách

Sáu việc bố mẹ cần làm để đồng hành cùng con khi giãn cách

Khủng hoảng tâm lý khi bọn trẻ mất cân bằng môi trường sống, các mối quan hệ, cảm xúc đều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường như nghiện game, chat sex với bạn, tâm sinh lý bất ổn định và hành vi ứng xử sai lệch...