Dù ở tuổi 92, bà Liên vẫn thật đẹp lão. Đôi lông mày được cẩn thận tỉa y như hai vầng trăng lưỡi liềm nhỏ, móng tay đươc cắt gọn gàng. Bà đeo một đôi khuyên ngọc trai sang trọng.

Người phụ nữ truyền bá piano


Bà nói tiếng Anh với một giọng đặc trưng của người Pháp nói tiếng Anh, phàn nàn vì mình không còn nghe rõ như xưa nữa. Bà cười và xin lỗi vì khả năng nói tiếng Anh- Mỹ còn chưa thuần thục lắm, bà đề nghị phóng viên người Mỹ phỏng vấn bà bằng tiếng Việt, hoặc tiếng Nga, hay tiếng Ba Lan, thậm chí cũng có thể bằng tiếng Séc.

Mẹ Đặng Thái Sơn, bà Thái Thị Liên vẫn chơi đàn ở tuổi 92. Ảnh: Thế giới và Việt Nam.
Bà có một tuổi thơ sung sướng tại thành phố Sài Gòn. Bà bắt đầu học piano từ năm 4 tuổi và là con gái của kỹ sư người Việt được đào tạo tại phương Tây. Cụ thân sinh ra bà khuyến khích con cái nói tiếng Pháp và yêu thích nghệ thuật (các bức tranh của Picasso) cũng như chơi đàn dương cầm. Khi trưởng thành, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp xuất sắc tại Học viện âm nhạc Praha tại Cộng hòa liên bang Séc.

Nhưng sau đó, bà cũng cùng đối mặt với những khó khăn của cả dân tộc Việt Nam khi kết hôn với một nhà cách mạng- người đã chiến đấu cùng với chủ tịch Hồ Chí Minh giải phóng nước nhà khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.

"Cuộc hành trình của tôi từ Praha về Việt Nam là một cuộc hành trình đầy chông gai và thử thách. Năm 1951, tôi cùng con gái mới 22 tháng tuổi phải đi bộ một quãng đường 110km vào ban đêm để đến cơ sở Cách mạng tận rừng sâu. Chúng tôi mất 3 tháng mới đến nơi khi mà lòng bàn chân nổi đầy mụn nước vì phỏng rộp.”

Ba tháng tiếp theo, bà vẫn sống trong căn cứ bí mật, nơi lần đầu tiên bà gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà quân sự đại tài của Việt Nam- những con người kiệt xuất đã lãnh đạo quân dân ta chiến thắng 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và sau này là chống Mỹ.

Sau đó, bà đã hạ sinh một bé trai chỉ sáu tháng sau khi chồng bà mất vì căn bệnh lao quái ác. Nó cũng là thời gian duy nhất trong cuộc đời mà bà không chơi đàn.

Bà đã im lặng chờ đợi đến năm 1954, khi bà lại có thể tìm thấy sự khuây khỏa khi chơi nhạc Chopin. Bà tiếp tục được chính quyền cử đi tu nghiệp tại Bắc Kinh dòng nhạc cách mạng, dân gian. Âm nhạc của bà là nguồn động viên tinh thần to lớn cho quân đội Cộng sản chiến đấu chống thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ lừng lẫy, cuối cùng dẫn đến độc lập nước nhà.

"Khi lần đầu tiên lại thấy cây đàn piano, tôi đã rất hạnh phúc", bà bồi hồi,"Tôi đã chơi cả đêm mà không thể ngừng lại."

Thành lập trường âm nhạc

Không làm mất lòng tin của cả dân tộc, Sơn trở thành nghệ sĩ châu Á đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc thi uy tín tại Ba Lan. Kết quả đã gây sốc cho nhiều người vào thời điểm đó, nhưng con đường sự nghiệp của Sơn đã bắt đầu.

Bà Liên trở lại Việt Nam để thành lập một trường học âm nhạc tại Hà Nội. Bà kết hôn lần thứ hai với một nhà cách mạng, cũng là một nhà thơ lãng mạn và họ đã sinh ra Sơn trước khi bắt đầu cuộc chiến lâu dài của cả dân tộc, cuộc chiến tranh với đế quốc Mỹ.  

Họ sơ tán toàn bộ trường học về vùng nông thôn - bao gồm tất cả các cây đàn piano. Sau khi trở về Hà Nội trong một khoảng thời gian ngắn, mọi thứ có vẻ yên bình hơn. Nhưng  không được bao lâu, máy bay B-52  của Mỹ dội bom tàn phá thành phố 12 ngày đêm vào tháng 12 năm 1972.   

"Chúng tôi là người Việt Nam, chúng tôi không sợ cái chết," bà nói. "Đó là lý do tại sao chúng tôi giành chiến thắng."

Năm 1980, chỉ 5 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với phía Bắc và phía Nam Việt Nam thống nhất bởi Đảng Cộng sản, bà Liên đến Thủ đô Warsaw của Ba Lan cùng với Sơn (lúc đó 22 tuổi) để phiên dịch cho anh trong cuộc thi piano Chopin quốc tế.  
Đặng Thái Sơn cho biết đó là điều đáng trân trọng, vì sau chuyến viếng thăm của giáo viên Xô-Viết dạy piano tới ngôi làng anh đang tạm trú, nghe anh chơi đàn, phát hiện ra tài năng, anh đã được chính quyền gửi đi du học tu nghiệp tại Mat-xcơ-va. Dù trước đó, cha anh phản bội lại Cách Mạng, trở thành một người chống Cộng, làm mất lòng nhân dân, bất đồng chính kiến với lãnh đạo Hà Nội.

Không làm mất lòng tin của cả dân tộc, Sơn trở thành nghệ sĩ châu Á đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc thi uy tín tại Ba Lan. Kết quả đã gây sốc cho nhiều người vào thời điểm đó, nhưng con đường sự nghiệp của Sơn đã bắt đầu. Và mẹ anh vẫn bên cạnh anh sau khoảng thời gian ngắn hai người tạm xa nhau khi anh đi tu nghiệp.

“Người thầy” của mẹ


Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn.

Sơn, bây giờ 53 tuổi, là nghệ sĩ quốc tế duy nhất của Việt Nam, thực hiện buổi hòa nhạc trên toàn cầu cùng với các nghệ sĩ nổi tiếng như Yo-Yo Ma. Anh được công nhận là một trong những sứ giả âm nhạc Chopin trên thế giới .

Ở Việt Nam, Sơn là một ngôi sao nổi tiếng. Thế hệ trẻ sau chiến tranh biết đến khuôn mặt và âm nhạc anh qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bà Liên vẫn cười khi nhà báo đưa quan điểm cho rằng bà vẫn dạy cậu con trai út cách chơi nhạc.  

"Ồ không, hiện nay Sơn là thầy dạy của tôi ấy chứ!" bà vừa cười vừa nói. Sơn ngắt lời: "Chúng tôi chơi đàn cho nhau cùng thưởng thức" .

Bà Liên dành khoảng nửa năm sống tại Montreal, Canada, nơi bà sống với Sơn và có thể nói tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ của mình. Phần thời gian còn lại, bà ở Hà Nội với con gái của bà, chị Trần Thu Hà, người đã tốt nghiệp với bằng tiến sĩ từ Nhạc viện Tchaikovsky ở Mat- xcơ- va. Hiện tại, chị là Hiệu trưởng của Học viện quốc gia âm nhạc tại Hà Nội.

Người con trai khác của bà, anh Trần Thanh Bình, là một nghệ sĩ cello sống ở Hà Nội. Anh là một trong những kiến trúc sư triển vọng của nước  nhà. Anh đã thiết kế phòng hòa nhạc 800 chỗ ngồi để vinh danh mẹ mình. Phòng nhạc dự kiến sẽ mở cửa vào mùa thu này.

Bà Liên đã thực hiện buổi hòa nhạc solo 5 năm trước tại Nhà hát lớn khi bà 87 tuổi, với sự hiện diện của khoảng 1.800 học sinh đang theo học tại Học viện quốc gia âm nhạc cùng 200 giảng viên giảng dạy. Huyền thoại mang tên bà còn sống mãi.

Thậm chí đến tận giờ đây, khi những ngón tay nhỏ bé nhăn nheo của bà lướt duyên dáng trên các phím dương cầm, căn phòng tràn đầy những âm thanh tươi đẹp – bản nhạc Chopin được cất lên từ một thời đạn bom, một thời hòa bình từ một người phụ nữ tài năng lỗi lạc.  

Nhiệm vụ sư phạm âm nhạc của bà Liên vẫn chưa kết thúc vì học trò mới nhất của bà là cô cháu gái 6 tuổi vẫn ngày đêm luyện chơi dương cầm.

Niềm đam mê bất diệt dành cho âm nhạc của gia đình nghệ sĩ Thái Thị Liên dường như chưa bao giờ kết thúc.

Phương Thảo
(dịch từ The Washington Post)