- Chiều ngày 5/3, lễ hội thổi cơm thi truyền thống diễn ra ở Đồng Vân (Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Nội). Khói lửa nghi ngút bay giữa sân đình làm người chơi rơm rớm nước mắt. Nét độc đáo trong lễ hội là nam thanh nữ tú tham gia cuộc thi sẽ hoán đổi giới tính cho nhau với những cách tạo hình khiến người xem cười nghiêng ngả.


{keywords}

Lễ hội thổi cơm thi Đồng Vân cứ 5 năm lại tổ chức một lần tại đình làng. Có 6 đội tham gia cuộc thi đến từ xóm Trại, xóm Quán, xóm Miếu, xóm Vân, xóm Đình và xóm Nhà Thờ.

{keywords}

Các thành viên trong đội sẽ được hóa trang hài hước như thế này nhằm mang lại tiếng cười cho khán giả.

{keywords}

{keywords}

Trong khi những “cô gái” này tất bật đi lấy nước và củi về cho đội…..

{keywords}

…thì các “chàng trai” ở lại sân đình chẻ củi, giã gạo.

{keywords}

Mỗi đội sẽ cử ra một thành viên trèo lên ngọn chuối lấy lửa nấu cơm. Vì thân chuối được bôi trơn lên không dễ gì lấy được lửa, cứ trèo lên lại tụt xuống khiến người xem cười không ngớt.

{keywords}

Dù mồ hôi đẫm áo nhưng các thành viên lúc nào cũng cười tươi.

{keywords}

{keywords}

Lửa được nhóm bằng củi tươi cộng thêm thời tiết ẩm thấp khiến lửa lâu bén, khỏi bay nghi ngút làm cả người chơi và người xem đều rơm rớm nước mắt.

{keywords}

Sau khi gã gạo, nhóm lửa xong các đội phải vừa đi vòng quanh sân đình, vừa đi vừa nấu nước. Đội nào dừng lại là vi phạm luật chơi.

{keywords}

{keywords}

Gạo được bỏ vào nồi khi nước sôi.

{keywords}

Hàng trăm bà con trong ngoài làng đến góp vui bằng những tiếng cười sảng khoái.

{keywords}

Sau khi cơm chín, ban giám khảo sẽ chấm điểm dựa trên tiêu chí: nhanh, nhiều, trắng, dẻo,… cuối cùng lọc ra 3 giải và trao giải cho các đội thắng cuộc.

  • Nguyễn Tuyết