- Tham dự lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế (IMO) sáng 14/9 có các nhà toán học tên tuổi: GS Hoàng Tụy, GS Ngô Bảo Châu, TS Lê Bá Khánh Trình...

Cuộc gặp gỡ giữa thầy, trò các thế hệ học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) đã diễn ra vui vẻ và cảm động trong buổi sáng ngày 14/9.

Việt Nam bắt đầu tham gia IMO từ năm 1974. Việt Nam không tham gia các kì IMO 1977 (tại Nam Tư) và IMO 1981 (tại Mỹ). Năm 1980, do chủ nhà Mông Cổ bỏ cuộc, kỳ thi IMO không được tổ chức.

Tổng cộng có qua 38 lần tham dự kỳ thi toán quốc tế, Việt Nam có 228 thí sinh tham gia, đạt tổng cộng 216 huy chương, 4 bằng danh dự và 1 giải đặc biệt.

Tính đến năm 2014, Việt Nam đã có 15 thí sinh từng tham dự 2 kỳ Olympic liên tiếp, trong đó có 6 thí sinh từng 2 lần giành huy chương vàng liên tiếp, đó là:

Ngô Bảo Châu tại IMO 1988 (42 điểm) và 1989 (40 điểm)

Đào Hải Long tại IMO 1994 (41 điểm) và 1995 (40 điểm)

Ngô Đắc Tuấn tại IMO 1995 (42 điểm) và 1996 (37 điểm)

Vũ Ngọc Minh tại IMO 2001 (33 điểm) và 2002 (35 điểm)

Lê Hùng Việt Bảo tại IMO 2003 (42 điểm) và 2004 (36 điểm)

Phạm Tuấn Huy tại IMO 2013 (33 điểm) và 2014 (32 điểm).

Có 9 thí sinh Việt Nam từng giành điểm tuyệt đối:

Lê Bá Khánh Trình của Quốc học Huế, Huế.

Lê Tự Quốc Thắng (IMO 1982) của THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM.

Đinh Tiến Cường (IMO 1989) và Nguyễn Trọng Cảnh (IMO 2003) của Trường Trung học phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Đàm Thanh Sơn (IMO 1984), Ngô Bảo Châu (IMO 1988), Ngô Đắc Tuấn (IMO 1995), Đỗ Quốc Anh (IMO 1997) và Lê Hùng Việt Bảo (IMO 2003) của THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội).

{keywords}

GS Hoàng Tụy là người đề xuất Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Đề xuất của GS Hoàng Tụy nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ và tâm huyết của bộ trưởng Tạ Quang Bửu, GS Lê Văn Thiêm, GS Nguyễn Văn Huyên, sự chỉ đạo trực tiếp, cụ tể và quyết liệt của Thủ tướng Phạm Văn Đồng... để Việt Nam lần đầu tiên có đoàn tham dự IMO vào năm 1974. 

  {keywords}

Anh Hoàng Lê Minh (áo kẻ) - Huy chương vàng IMO đầu tiên của Việt Nam. Năm 1974, anh Minh là học sinh lớp 10 khối chuyên toán A0 của Trường ĐHTổng hợp. Theo thầy Lê Hải Châu, báo bưu điện CHDC Đức ngày 26/8/1974 viết: "Người ta vỗ tay lâu nhất để hoan nghênh đoàn học sinh Việt Nam lần đầu dự thi với 5 em đã chiếm 4 giải, trong đó có một giải vàng...."

 
  {keywords}

Lê Bá Khánh Trình (trái) và TS Trần Minh (giải Nhì IMO năm 1982 tại Hungary)

  {keywords}

 Chị Phan Vũ Diễm Hằng là nữ thí sinh IMO đầu tiên của Việt Nam. Chị giành được HC đồng trong kỳ thi năm 1975

  {keywords}

GS L.IllusieGS Ngô Bảo Châu. GS L.Illusie  là người thầy của GS Gérard Laumon –  GS Gérard Laumon là thầy hướng dẫn luận án tiến sĩ của GS Ngô Bảo Châu tại trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11)


{keywords}
Lê Bá Khánh Trình là thí sinh đầu tiên đạt điểm tối đa và cũng là thí sinh duy nhất của Việt Nam tính đến nay đạt giải đặc biệt về lời giải đẹp. Anh đạt điểm tối đa 40/40 tại IMO 1979 tại Luân Đôn và được trao giải đặc biệt về lời giải bài toán hình học ngắn hơn đáp án và chỉ bằng kiến thức lớp 9

  {keywords}

Ông Đoàn Quỳnh - người tham gia hướng dẫn các đoàn học sinh Việt Nam tham dự IMO 5 lần vào cuối những năm 80, đầu 90 thế kỷ trước, trong đó có 4 lần làm trưởng đoàn. "Tôi còn nhớ những thầy cô làm trưởng, phó đoàn những năm cuối thế kỷ trước như thầy Châu, thầy Chính, cô Sính, thầy Mậu, thầy Thắng, thầy Hòa, thầy Khoái, thầy Đoan, thầy Khải, thầy Hùng, thầy Việt Hải... và thầy Trình, thầy Nam Dũng, thầy Lương, đặc biệt thầy Khắc Minh trong suốt những năm gần đây đã đóng góp bao công sức. Tất cả đã giúp các đoàn học sinh dự thi IMO của chúng ta đạt được vị trí xứng đáng...".

  {keywords}

Qua các lần tham dự IMO, đã có 3 bài toán do Việt Nam đề nghị được chọn làm một trong các bài toán thi IMO, đó là năm 1977 (đề toán của GS Phan Đức Chính), năm 1982 (đề toán của GS Văn Như Cương) và năm 1987 (đề toán của TS Nguyễn Minh Đức, huy chương bạc toán quốc tế 1975). Những năm gần đây, vì nhiều lý do, Việt Nam không gửi đề đề nghị.

  {keywords}
Tính đến năm 2014, sau 38 lần tham dự IMO, nếu tính về thứ hạng, đoàn Việt Nam đạt thành tích tốt nhất tại IMO 1999 và 2007 (đều đứng thứ 3 toàn đoàn với 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc). Thành tích cao nhất xét trên số huy chương là IMO 2004 với 4 huy chương vàng và 2 huy chương bạc. Các năm 1976, 1990 và 2011 được coi là những năm có thành tính thấp nhất trong lịch sử 38 lần tham dự IMO của Việt Nam

  {keywords}

Do số lượng các đoàn tham dự mỗi năm khác nhau nên để tính thứ hạng trung bình, ta phải dùng thứ hạng quy đổi. Nếu tính theo cách này thì do thứ hạng quy đổi của Việt Nam tại các kỳ IMO đầu tiên khá cao nên thứ hạng trung bình của Việt Nam qua cả 38 lần tham dự (nếu xét có 100 đội tham gia) là 20. Nếu bỏ đi 5 kỳ IMO đầu tiên thì thứ hạng này lên đến 13 và nếu chỉ tính 20 kỳ thi gần đây nhất, thứ hạng trung bình quy đổi của Việt Nam là 10.

{keywords}

PGS Phan Thị Hà Dương là 1 trong 10 nữ thí sinh IMO của Việt Nam trong suốt 40 năm qua. Chị giành huy chương đồng trong kỳ thi năm 1990. Theo thống kê, tất cả các nữ thí sinh Việt Nam tham dự IMO đều giành huy chương.


{keywords}

Thiếu tướng Phạm Sơn Dương, Phó Giám đốc Học viên Công nghệ Quốc phòng, Con trai của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và GS Ngô Bảo Châu


  {keywords}

Thành viên đội tuyển Olympic Toán quốc tế năm 2014 của Việt Nam: (Từ trái sang phải) Nguyễn Thế Hoàn (HCV); Trần Hồng Quân (HCV)  và Nguyễn Huy Tùng (HCĐ). Các em như một sự tiếp nối đẹp đẽ cho những thế hệ học sinh dự thi IMO


Nguyễn Đình - Ngân Anh