Tại sao trẻ em Nhật Bản lại không sợ lạnh?

Theo trang Sohu, người Nhật đã huấn luyện khả năng chịu lạnh cho con em mình từ khi còn rất nhỏ. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, trẻ em có thể phát triển cơ thể tốt bằng cách mặc ít quần áo hơn.

Bởi khi trẻ mặc ít quần áo, trẻ có xu hướng vận động nhiều hơn để làm ấm cơ thể, điều này giúp tăng cường vận động ở trẻ.

Theo các chuyên gia, da người có phản ứng phòng vệ với lạnh và nóng. Kích thích da bằng nhiệt độ, cụ thể là nhiệt độ lạnh có thể cải thiện khả năng này.

Nếu bạn cảm thấy nóng, các mạch máu trên da sẽ giãn nở, khiến lưu lượng máu tăng lên, làm tản nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn cảm thấy lạnh, các mạch máu trên da sẽ co lại để ngăn cản quá trình tản nhiệt.

Sau khi da bị kích thích nhạy cảm bởi lạnh hoặc nóng, các mạch máu sẽ liên tục co lại và giãn nở, sau khi thực hiện động tác này thành thạo, thần kinh tự chủ của người sẽ rất mạnh, nhờ đó, khả năng miễn dịch cũng được tăng cường.

Người Nhật cho rằng, nếu trẻ luôn mặc quần áo quá nhiều, các cơ quan trên da cảm nhận sự thay đổi của nhiệt độ bên ngoài sẽ trở nên chai lì, các dây thần kinh tự chủ không còn hoạt động, khả năng miễn dịch của trẻ cũng suy giảm một cách tự nhiên.

Một số cư dân cho biết, thực tế Nhật Bản không quá lạnh, ví dụ như ở Tokyo, mùa đông lạnh nhất thường là dưới 0 độ. Hơn nữa, thiết bị sưởi ấm của Nhật Bản rất hoàn chỉnh. Hãy lấy Tokyo làm ví dụ. Khi bước vào các khu vực trong nhà, siêu thị, thư viện, văn phòng và những nơi công cộng khác, nhiệt độ ổn định về cơ bản là khoảng 22 độ trong suốt cả năm.

Ngoài ra, tàu hỏa của Nhật Bản cũng có thiết bị sưởi ấm, vì vậy ở Nhật Bản, thời gian trẻ ở bên ngoài thời tiết lạnh không quá nhiều.

Theo Sohu

Ở nơi lạnh nhất thế giới, học sinh vẫn đến trường trong thời tiết - 50°C

Ở nơi lạnh nhất thế giới, học sinh vẫn đến trường trong thời tiết - 50°C

Chỉ có một ngôi trường tại nơi lạnh nhất thế giới - làng Oymyakon (Cộng hòa Sakha, Nga). Tại đây, học sinh sẽ được nghỉ học khi nhiệt độ giảm cực sâu, xuống - 52°C.