- Bộ GD- ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông.

Chuẩn hiệu trưởng: Phần nào định tính, phần nào định lượng?

Chuẩn hiệu trưởng: Phần nào định tính, phần nào định lượng?

Nếu mục đích của Chuẩn Hiệu trưởng là “nhằm phát triển phẩm chất, năng lực quản trị trường học của hiệu trưởng trường phổ thông”, thì việc thực hiện đánh giá, xếp loại cần được nghiên cứu cẩn trọng.

Cụ thể, văn bản này quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông và quy định đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường phổ thông theo chuẩn.

Quy định này áp dụng đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm: trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học; trường THCS; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường THPT; trường THPT chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; trường phổ thông có nhiều cấp học, trường dự bị đại học.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Theo dự thảo, Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông bao gồm 5 tiêu chuẩn, với 21 tiêu chí như sau:

Tiêu chuẩn 1:  Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Hiệu trưởng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực.

Tiêu chí 1 - Phẩm chất chính trị: Gương mẫu chấp hành và tổ chức triển khai có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nhà trường.

Tiêu chí 2 - Đạo đức: Công bằng, bao dung, vị tha, tôn trọng người khác; trung thực, trách nhiệm với công việc.

Tiêu chí 3 - Lối sống: Lối sống lành mạnh, chân thành, giản dị, gần gũi với đồng nghiệp, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học

Hiệu trưởng phải vững vàng về chuyên môn; am hiểu nghiệp vụ sư phạm, quản trị nhà trường; sử dụng được ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.

Tiêu chí 4 - Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.

Tiêu chí 5 -  Nghiệp vụ sư phạm: Có kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm, hỗ trợ giáo viên phát triển nghiệp vụ sư phạm.

Tiêu chí 6 - Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với hiệu trưởng công tác ở vùng dân tộc thiểu số) và tin học: Sử dụng được ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số) và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản trị nhà trường

Hiệu trưởng điều hành các hoạt động của nhà trường có kế hoạch, quy trình thực hiện chuyên nghiệp và hiệu quả.

Tiêu chí 7-  Lập kế hoạch phát triển nhà trường

Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường gồm: phân tích tình hình, mục tiêu, kết quả, hoạt động và điều kiện thực hiện phù hợp với bối cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương và định hướng của ngành.

Tiêu chí 8 - Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục học sinh: Chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Tiêu chí 9 - Quản trị tổ chức, hành chính: Xây dựng tổ chức, bộ máy nhà trường; chỉ đạo các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các thành viên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ hiệu quả; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Tiêu chí 10 - Quản trị nhân sự: Đề xuất để tuyển dụng được giáo viên, nhân viên có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt; tạo được động lực, cơ hội phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Tiêu chí 11 - Quản trị tài chính: Chỉ đạo lập dự toán, thực hiện thu chi, báo cáo, kiểm tra, công khai tài chính của nhà trường minh bạch, đúng quy định; khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính hợp pháp phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

Tiêu chí 12 - Quản trị cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục: Tổ chức huy động và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị trong nhà trường phục vụ nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh.

Tiêu chí 13 - Quản lý chất lượng giáo dục: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, liên tục cải tiến và chịu trách nhiệm giải trình về các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường; chất lượng giáo dục học sinh được nâng lên.

Tiêu chí 14 -  Quản lý sự thay đổi, giải quyết vấn đề và ra quyết định: Tổ chức và quản lý các hoạt động trong nhà trường dựa trên nguyên tắc quản lý sự thay đổi, khuyến khích các ý tưởng và hành động đem lại sự thay đổi tích cực, định hướng thích ứng và lựa chọn ưu tiên giải quyết những khó khăn nhà trường gặp phải trong quá trình thực hiện sự thay đổi.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nếp sống văn hóa trong nhà trường chuẩn mực, bền vững.

Tiêu chí 15 - Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học: Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường hiệu quả, tạo điều kiện cho các chủ thể trong nhà trường tham gia, giám sát và có ý kiến về các hoạt động giáo dục.

Tiêu chí 16 - Xây dựng nếp sống văn hóa trong nhà trường: Chỉ đạo xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, lề lối làm việc, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đạo đức lối sống trong nhà trường phù hợp với bản sắc dân tộc địa phương, quốc gia và hội nhập quốc tế.

Tiêu chuẩn 5: Năng lực phát triển quan hệ xã hội

Hiệu trưởng tổ chức hiệu quả các hoạt động xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong giáo dục học sinh, phát triển nhà trường và cộng đồng.

Tiêu chí 17 - Phát triển mối quan hệ với cấp quản lý ngành: Tổ chức thực hiện, báo cáo và đề xuất giải pháp phù hợp có tính khả thi với cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của nhà trường theo quy định.

Tiêu chí 18 -  Phát triển mối quan hệ với cha mẹ học sinh: Tổ chức phối hợp, tư vấn, huy động cha, mẹ, người thân của học sinh tham gia các hoạt động giáo dục học sinh, phát triển nhà trường theo quy định.

Tiêu chí 19 -  Phát triển mối quan hệ với chính quyền địa phương: Tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư các nguồn lực phát triển nhà trường và tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng địa phương.

Tiêu chí 20 -  Phát triển mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức xã hội: Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội và huy động các cá nhân, tổ chức xã hội hỗ trợ các hoạt động giáo dục học sinh, phát triển nhà trường.

Tiêu chí 21 - Thông tin, truyền thông: Tổ chức thông tin và nhận phản hồi từ các bên liên quan về hoạt động, kết quả giáo dục của nhà trường thông qua các kênh thông tin, truyền thông đa dạng nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động của trường.

Dự thảo này được Bộ GD-ĐT tham khảo ý kiến góp ý đến hết ngày 5/4/2018.

Thanh Hùng

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Năng lực của đội ngũ hiệu trưởng rất có vấn đề

 

Phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng đảng năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 chiều 19/1, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, vừa qua, Bộ đã tinh gọn được 54 vị trí, trưởng phòng. Bộ Giáo dục cũng là một trong hai Bộ không có cấp phòng trong vụ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng vai trò cán bộ, đặc biệt là trong ngành giáo dục rất quan trọng. 

"Hiện ngành giáo dục có 42.000 cơ sở giáo dục công lập, như vậy có 42.000 cán bộ lãnh đạo cấp hiệu trưởng, bí thư đảng uỷ, tuy chưa phải cấp chiến lược, nhưng là cấp cơ sở phụ trách đơn vị giáo dục. Khi thực hiện nghị quyết trung ương 9 đổi mới căn bản, mới xét thấy năng lực của đội ngũ hiệu trưởng rất có vấn đề", Bộ trưởng Giáo dục nhìn nhận.

Ông cho biết, Bộ căn cứ vào tình hình thực tiễn, yêu cầu ngang tầm nhiệm vụ để tổng kết nghị quyết TƯ 3 khoá 8, rà soát để xây dựng chuẩn hiệu trưởng trong đó có điều kiện ngang tầm đổi mới căn bản.

“Đề nghị các địa phương khi đề bạt cán bộ vào vị trí hiệu trưởng phải căn cứ vào chuẩn cán bộ, tới đây bồi dưỡng theo chuẩn”, ông Nhạ nói.

Thu Hằng

 

 

Muốn "dạy người", giáo dục phải giảm "học để thi"

Thầy hiệu trưởng kể chuyện "vượt sóng" đổi mới

Ông Nguyễn Văn Bắc, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa, TP. Cần Thơ kể về hành trình “vượt bão” và tâm thế của giáo viên trước những lần thay đổi trong nội bộ và với chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Quản trị trường phổ thông: Cần hiệu trưởng bản lĩnh

Quản trị trường phổ thông: Cần hiệu trưởng bản lĩnh

Hiệu trưởng cần có bản lĩnh để bảo vệ chương trình riêng của nhà trường, qua đó tạo tiền đề có thể tự chủ và đổi mới trong dạy học.

Cựu hiệu trưởng ăn chặn hàng trăm triệu tiền ăn của trẻ bị bắt

Cựu hiệu trưởng ăn chặn hàng trăm triệu tiền ăn của trẻ bị bắt

Công an Đà Nẵng đã khởi tố, bắt tạm giam bà Ngô Thị Hòa, nguyên hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Ngọc.

Hiệu trưởng trường mầm non “mất tích” bí ẩn với số tiền lớn

Hiệu trưởng trường mầm non “mất tích” bí ẩn với số tiền lớn

Đang là hiệu trưởng tại Trường Mầm non xã Tế Lợi (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), bà Đỗ Thị Tình bỗng dưng “mất tích” bí ẩn với số tiền lớn.

Thầy hiệu trưởng đứng chào học sinh ở cổng trường mỗi ngày

Thầy hiệu trưởng đứng chào học sinh ở cổng trường mỗi ngày

Hình ảnh thầy hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình đứng đón và chào học sinh lúc ra về ngay tại cổng trường mỗi ngày trở nên quen thuộc đối với hàng nghìn học sinh tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội).

Thầy hiệu trưởng luôn trân trọng giáo viên

Thầy hiệu trưởng luôn trân trọng giáo viên

60 tuổi và sắp sửa nghỉ hưu, thầy hiệu trưởng Lê Đức Dũng vẫn đầy tâm huyết trong từng lời nói, ánh mắt khi nói chuyện về đổi mới giáo dục.