Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ sẽ thực hiện lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Bộ trưởng cũng sẽ trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển GD-ĐT; tổ chức cán bộ; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến pháp luật; đồng thời trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế và các địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ trưởng cũng làm nhiệm vụ là Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước; Phó Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học; Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương, quân khu; Ủy viên thường trực Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Ủy viên Ủy ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT;…

{keywords}

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển GD-ĐT.

Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ sẽ phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục tiểu học; Giáo dục trung học; Giáo dục thường xuyên; Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Phân luồng và hướng nghiệp học sinh; Giáo dục dân tộc; Quản lý chất lượng.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc sẽ phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục đại học; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Khoa học, công nghệ và môi trường; Hợp tác quốc tế trong GD-ĐT; Ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng sẽ phụ trách các lĩnh vực: Kế hoạch - tài chính ngành; Cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Phát triển ngành sư phạm; Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Xã hội hóa giáo dục; Phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu;

Ông Thưởng cũng sẽ phụ trách Thanh tra; Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; Báo chí, truyền thông giáo dục; Xuất bản; Đảm bảo cơ sở vật chất và hoạt động của cơ quan Bộ; Công tác Đảng và Đoàn thanh niên; Công tác công đoàn cơ quan Bộ.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh sẽ phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục mầm non; Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Thi đua - khen thưởng; Giáo dục thể chất; Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; Công tác dân số, gia đình và trẻ em; Công tác phụ nữ của ngành; Công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/9.

Thúy Nga

Vinh và Sa Đéc được công nhận là 'thành phố học tập toàn cầu'

Vinh và Sa Đéc được công nhận là 'thành phố học tập toàn cầu'

Sa Đéc và Vinh cùng với 52 thành phố của 27 quốc gia khác vừa được UNESCO công nhận trở thành “thành phố học tập toàn cầu”.