Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành chùm thông tư về tiêu chuẩn, chức danh giáo viên các cấp từ mầm non đến phổ thông, rất nhiều câu hỏi về việc bổ nhiệm, thăng hạng giáo viên đã được đặt ra. Câu hỏi các thầy cô quan tâm nhiều là liệu có cần đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay không.

Một số giáo viên chia sẻ, việc trước nay không có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nên khi bổ nhiệm theo các thông tư mới thì bị "tụt hạng".

Trước những thắc mắc của giáo viên, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, đây là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà không riêng gì ngành giáo dục.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Theo đại diện Bộ GD-ĐT, quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (TCCDNN) tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (trước đây) và các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT (thay thế các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101 của Chính phủ.

Cụ thể, Luật Viên chức 2010 quy định người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó (điểm b khoản 1 Điều 31) và viên chức phải thực hiện chế độ bồi dưỡng theo TCCDNN trước khi bổ nhiệm hạng (điểm b khoản 3 Điều 33).

Còn Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: quy định chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo TCCDNN viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo TCCDNN cao hơn liền kề (điểm a khoản 3 Điều 26).

Do đó, việc quy định có chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà không riêng gì ngành giáo dục. Theo đó, quy định giáo viên mầm non, phổ thông công lập có chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN trong các Thông tư quy định TCCDNN giáo viên mầm non, phổ thông trước đây và hiện tại (Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT mới đây) bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; bảo đảm tính thống nhất trong quy định về quản lý viên chức.

Đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho hay, thực tế, ngành giáo dục cũng nỗ lực trong việc đề nghị được thay các chứng chỉ này bằng các chứng chỉ chuyên ngành của ngành giáo dục nhưng đây là quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 101 thì không thể làm khác được.

Mặt khác, không phải khi nào giáo viên cũng phải đi học chứng chỉ này. "5, 7 năm, thậm chí từ hạng III lên hạng II là 9 năm và hạng II lên hạng I là 6 năm mới phải đi học một lần. Ai có nhu cầu thăng hạng thì mới phải đi học. Việc đi học để giúp giáo viên nắm thêm về quản lý hành chính nhà nước, hiểu được vị trí của mình là viên chức nhà nước. Trong việc học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh này, có một số chuyên đề trùng với chuyện giảng dạy của giáo viên nên một số thầy cô cứ nghĩ là không cần thiết", vị này nói.

Như vậy, giáo viên muốn nâng hạng thì cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong đó có "Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh".

Giáo viên muốn giữ hạng cũng cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại các Thông tư 01, 02, 03, 04, trong đó có "Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh".

Tuy nhiên, đại diện Bộ GD-ĐT cũng lưu ý, đối với những thầy cô còn thiếu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, cần đợi đến khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ, sở, phòng GD-ĐT mới đi học; tránh tình trạng lo lắng và tự đi học vì thấy có một số trung tâm đang quảng cáo mời chào học trực tuyến để trục lợi.

Thanh Hùng

Để chia sẻ những vướng mắc trong việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên, xin quý độc giả gửi về địa chỉ email: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn.

Bộ GD-ĐT trả lời về điều kiện bổ nhiệm giáo viên hạng I, hạng II

Bộ GD-ĐT trả lời về điều kiện bổ nhiệm giáo viên hạng I, hạng II

Đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) vừa giải đáp cụ thể những câu hỏi băn khoăn của nhiều giáo viên liên quan đến việc bổ nhiệm, xếp hạng giáo viên theo các thông tư mới ban hành.

Chuyện bổ nhiệm, thăng hạng đang khiến giáo viên 'xáo trộn'

Chuyện bổ nhiệm, thăng hạng đang khiến giáo viên 'xáo trộn'

Thầy Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) cho rằng chùm thông tư mới của Bộ GD-ĐT về việc bổ nhiệm, thăng hạng giáo viên đang là vấn đề gây 'xáo trộn' tư tưởng của giáo viên nhiều nhất.

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu chính thức của giáo viên

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu chính thức của giáo viên

Theo Nghị định 135/2020 quy định về tuổi nghỉ hưu, từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của giáo viên sẽ tăng dần. Tuy nhiên, một số giáo viên có thể được nghỉ hưu trước tuổi nếu trong các trường hợp đặc thù.